Cây đàn hương “triệu đô” tiềm năng phát triển kinh tế tại Việt Nam
Đàn hương với cái tên được biết tới vàng xanh, cây triệu đô. Trên thế giới lõi gỗ cây đàn hương lên tới hàng trăm đô la. Ngoài ra, đàn hương còn được biết tới với nhiều công dụng như làm mỹ phẩm cao cấp, chiết xuất tinh dầu và làm trà để uống.
Tại Việt Nam sau hơn 5 năm trồng khảo nghiệm trên nhiều tỉnh thành ở cả nước, tốc độ sinh trưởng của cây đàn hương cho thấy thích nghi tốt của khí hậu, thổ nhưỡng ở các địa phương. Đến nay viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, đã làm chủ công nghệ chọn tạo cây giống đàn hương chất lượng cao. Hiện cây trồng đặc biệt nay đã cho các sản phẩm có giá trị, tuy nhiên sự phát triển thiếu hiểu biết sẽ mang lại những hậu quả rất khó lường. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra cây đàn hương có thật sự là cây phát triển hay không? Bài viết dưới đây bạn đọc cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên.
Bào chế gỗ đàn hương làm nguyên liệu sản xuất
1. Đàn hương cây trồng mới và tiềm năng phát triển
Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ đàn hương, có nguồn gốc từ Đông Timor và phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia. Đây là cây gỗ với đặc tính sinh học quan trọng nhất, sống bán ký sinh. Rễ con bám chặt vào rễ cái cây trụ bằng các dáp mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển.
Đàn hương được biết đến với đa tác dụng có thể dùng cho các mục đích khác nhau. Mọi bộ phận của cây đàn hương đều có dược tính như lá cây có tác dụng điều trị cao huyết áp, gỗ đàn hương còn sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa, hay có tác dụng chống viêm sưng. Hạt cây đàn hương chứa lượng giàu lớn có chứa loại axit giúp chống lại các lão hóa, nên có thể sử dụng trong nghành mỹ phẩm. Vì thế, cây đàn hương được coi là một trong những loài cây quý giá trên thế giới.
Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ) |
Cây đàn hương được các nước trên thế giới như Ấn Độ, Úc phát triển rộng rãi và mang lại giá trị kinh tế cao. Theo số liệu thống kê sau 15 năm trồng mỗi cây đàn hương thu được 30-40kg lõi gỗ và sản phẩm khác như rễ, quả và lá. Doanh thu mang lại hàng trục tỷ đồng cao gấp mấy lần so với những dược liệu quý hiếm khác.
Tại Việt Nam cây đàn hương được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 2005, nhưng mãi tới năm 2014 mới được triển khai nhân giống thành công. Trong đó, Tiến sĩ Vũ Văn Thoại chủ tịch khoa học viện nghiên cứu cây giống đàn hương và thực vật quý hiếm, là người đầu tiên đưa đàn hương từ Ấn Độ về Việt Nam. Đến nay, cây đàn hương đã được trồng khảo nghiệm trên nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây đàn hương cho thấy sự thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam.
2. Nhân giống cây đàn hương tại Việt Nam
Tuy nhiên, khi nhân giống cây đàn hương gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ nảy mầm của cây rất thấp. Nếu dùng các loại hóa chất kích thích thông thường cây sẽ bị ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành lõi, thậm chí không có lõi. Nếu nhân giống cây bố mẹ chưa đủ trưởng thành cây rất dễ bị xoăn lá và phải chặt bỏ.
Khi nhân giống cây đàn hương người nếu lấy từ hạt non, cây rất dễ lên mầm, nhưng những cây càng già lượng dầu càng lớn và tỉ lệ nảy mầm càng khó nảy mầm. Nhưng cây già lại mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mới biết được cây bố mẹ mới đủ tiêu chuẩn hay không.
Giống cây đàn hương đạt chất lượng
Khi nhân giống cây đàn hương không thể sử thuốc kích thích có các hoạt chất hóa học, mà nên sử dụng các chất kích thích nảy mầm có thành phần hoạt chất tự nhiên, cây mới lên mầm khỏe và đạt chất lượng.
3. Trồng cây đàn hương tại Việt Nam
Theo quyết định số 1305/QD-BNN-TCLN ngày 22/4/2019 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức công nhận cây trồng cây công nghiệp mới với giống cây đàn hương có xuất xứ từ ban Karnataka Ấn Độ. Quyết định 1305 do tổng cục lâm nghiệp trung tâm nông nghiệp quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan đưa giống vào đơn vị sản xuất ở những nơi có điều kiện sinh thái những nơi trồng thử nghiệm.
Theo kết quả khảo sát tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây đàn hương ở Việt Nam nhanh hơn tại Ấn Độ 20%. Cây đàn hương tại Ấn Độ năm thứ 3 mới có quả, tuy nhiên cây đàn hương ở Việt Nam năm thứ 2 đã có quả. Điều này cho biết cây đàn hương rất phù hợp với một số vùng của nước ta.
Đến nay cây đàn hương đã trồng trên 40 tỉnh thành ở nước ta, tập chung ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều cây đã cho ra hoa và quả khi mới 18-28 tháng tuổi.
Không chỉ hợp tác với nông dân mở rộng diện tích trồng cây đàn hương, mà ông Thoại còn kết hợp với nhiều chuyên gia của Việt Nam và thế giới, nghiên cứu công nghệ sản xuất trà, kem dưỡng da, dược liệu, chiết xuất tinh dầu cây đàn hương.
Chiết suất cây đàn hương thành tinh dầu
Với những tiềm năng về giá trị cây đàn hương đang mở ra một triển vọng về đối tượng cây trồng mới. Tuy nhiên, ở nước ta giống cây đàn hương giá rẻ được bán tràn lan mang tới những nguy cơ rất lớn. Giống cây kém chất lượng sẽ thoái hóa nhanh bệnh dịch phát sinh nhiều, cây không hình thành lõi hoặc hình thành lõi chậm, toàn bộ hệ sinh thái và phát triển của cây đàn hương sẽ bị phá vỡ. Chính vì vậy, cần chọn lựa những giống cây và trung tâm bán cây giống uy tín để trồng và cần chú ý chăm sóc cây đúng theo quy trình mới có thể thành công.
Những sản phẩm được chiết xuất từ cây đàn hương đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài, đây là dấu mốc cho đầu ra của cây đàn hương. Được xem là cây có giá trị cao, xong theo tiến sĩ Vũ Thoại đàn hương vẫn là loại cây mới, trước khi trồng người dân cần tham khảo ý kiến chuyên gia về chất lượng cây giống, vùng trồng, mật độ trồng, cây ký chủ trồng xen canh và phòng trừ sâu bệnh. Không trồng một cách ồ ạt theo phong trào, đặc biệt là cần có quy hoạch vùng trồng cụ thể với số lượng diện tích được kiểm soát.
-
Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây sâm dây giai đoạn vườm ươm
Việc trồng và nhân giống cây sâm đất trở nên cần thiết để bảo tồn, làm dược liệu, … là điều cần thiết hiện nay. Do nguồn cây sâm dây trong tự nhiên rất ít.
-
Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây Atiso giai đoạn vườm ươm
Cây Atiso là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn bộ cây như thân rễ lá hoa đều được sử dụng để làm dược liệu. Hiện nay các sản phẩm chế biến từ cây Atiso được bán rất phổ biến trên thị trường.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc Cọp (Lê Nâu) cho năng suất cao
Cây mắc cọp có thể trồng vào mùa xuân giúp cây nhanh phát triển, chọn cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh hại
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô