Cây Bách bộ - Công dụng và tiêu chuẩn làm dược liệu
Cây Bách bộ là cây gì? Đặc điểm thực vật học của cây Bách bộ? Công dụng của cây Bách bộ dùng làm thuốc? Bộ phận nào từ cây Bách bộ dùng làm thuốc? Cây Bách bộ phân bố ở đâu? Cách sơ chế dược liệu cây Bách bộ? Tỷ lệ phân chăm hoạt chất chính có trong rễ bách bộ? Hoạt chất chính có tác dụng làm dược liệu từ rễ cây bách bộ?
Công dụng làm thuốc từ cây bách bộ?
1. Những điều cần biết tổng quan về cây Bách bộ
- Cây Bách bộ có tên khoa học: Stemona tuberosa Lour, thuộc họ Bách bộ (stemanaceae). Tên thường gọi là Củ ba mươi, dây dẹt ác, củ rận trâu, ...
- Đặc điểm thực vật học của cây Bách bộ: Là cây thân leo, dài từ 6 – 8 m.Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt và hơi phình sần ở mấu. Lá mọc đối hoặc so le, cuống dài, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn. Rễ nhiều củ, mập nạc, có hình trụ, mọc thành khóm dày, dài từ 20 – 40 cm. Hoa mọc ở nách lá, cuống dài từ 2 – 4 cm, mọc thành cụm gồm 1 – 2 hoa màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi. Quả dạng quả nang, hình trứng thuôn bên trong chứa 5 – 8 hạt. Cây một năm ra hoa một lần vào tháng 3 – 5, kết quả vào tháng 6 – 8.
- Đặc điểm sinh trưởng của cây Bách bộ: Thuộc loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Thường mọc ở ven rìa rừng nguyên sinh, ven đồi, nơi màu mỡ. Nếu mọc ở nơi đất xốp thì có nhiều củ nhiều và to. Cây mọc từ hạt thì sau hai năm mới ra hoa kết quả.
|
2. Loài thuộc Bách bộ dùng làm dược liệu
- Họ Bách bộ có 3 loài được dùng làm thuốc như Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierei Gagnep), Bách bộ nam (Stemona cochinchinensis Gagnep) và Bách bộ đứng (Stemona collinsae Craib).
3. Cây Bách bộ mọc ở vùng nào?
- Ở Việt Nam: Cây phân bố rộng rãi các vùng núi, trung du, ven biển, đồng bằng. Một số tỉnh có nhiều Bách bộ ở nước ta như Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa.
- Trên thế giới: Cây Bách bộ phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, ...
Xem thêm: Trồng cây sài đất làm cỏ trồng nền vừa làm thuốc chữa bệnh.
4. Cách sơ chế dược liệu từ rễ bách bộ?
- Bộ phận chính dùng làm dược liệu từ cây Bách bộ là rễ . Rễ bách bộ có thể dùng sống, dùng chín hoặc phơi khô, sấy khô.
- Cách sơ chế dược liệu: Rễ bách bộ đem rửa sạch. Nếu dùng sống thì mang ủ mềm rồi rút lõi, thái mỏng, phơi khô rồi dùng dần. Dùng chín thì tẩm mật một đêm rồi sao vàng.
Hoạt chất nào trong rễ cây bách bộ quyết định đến tính dược liệu.
5. Thành phần hóa học có trong rễ bách bộ
- Trong rễ bách bộ có chứa nhiều alkaloid như Stemonin, tuberostemonin, neotuberostemonin, hypotuberostemonin, stenin, ...
- Hoạt chất quan trọng nhất có trong rễ bách bộ làm dược liệu là Stemonin chính là tuberostemonin L-G. Rễ bách bộ có giá trị làm dược liệu cần đạt 0,15% tính theo thành phần tuberostemonin L-G.
- Ngoài ra, rễ bách bộ còn chứa 2,3% glucid, 9,25% protid, 0,84% lipid, nhiều axit hữu cơ như axit malic, axit oxalic, axit succinic, axit acetic, axit formic và dẫn chất bibenzyl.
6. Công dụng dược liệu từ rễ bách bộ
- Trong y học hiện đại: Hoạt chất tuberostemonin L-G có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp, nên ức chế phản xạ ho. Bên cạnh đó còn có tính sát trùng, kháng khuẩn rất mạnh. Vì vậy được dùng trong điều trị bệnh ho, chữa giun và diệt côn trùng.
- Trong đông y: Rễ bách bộ có vị ngọt, đắng, tính ấm có tác dụng nhuận phế, sát trùng.
Xem thêm: T-ROOT 100% (VO2) Dung dịch siêu kích thích ra rễ. |
7. Những bài thuốc hay từ cây bách bộ
- Trị bệnh lao phổi: Một đợt trị bệnh từ 3 – 4 tháng. Mỗi ngày dùng một thang. Liều lượng tính cho một thang thuốc gồm: Bách bộ 20g, hoàng cầm, đơn bì, đào nhân mỗi loại 10 g.
- Trị các bệnh ho giải cảm: Bách bộ 12g, kinh giới 10g, bạch tiền, cát cánh mỗi loại 10g. Sắc nước uống. Dùng liên tục 3 tháng rồi dừng.
- Trị ho gà dùng 10 – 15 g bách bộ sắc nước uống ngày 3 lần.
- Trị ho nhiệt, ho lao: Bách bộ, sa sâm mỗi thứ 2 kg. Cho 10 lít nước sắc cô đặc bỏ xác, gia mật đường rồi nấu thành cao. Uống mỗi lần 2 thìa cao, ngày 2 lần.
- Đặc trị giun kim: Bách bộ 30g, thêm nước sắc cô đặc còn 10 – 20 ml, dùng thụt lưu đài tràng. Lặp đi lặp lại 2 – 3 lần. Có thể chế thành viên đặt hậu môn sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều.
- Bệnh chấy rận, ngứa do viêm da di ứng, nổi mày đay: Cách bộ cắt lát mỏng xát vào vùng ngứa mỗi ngày có tác dụng rất tốt.
Những bài thuốc hay từ cây bách bộ.
8. Thận trọng khi sử dụng rễ bách bộ làm thuốc
- Lưu ý đối với người tì vị hư, yếu tuyệt đối không dùng dược liệu. Nếu dùng nhiều dược liệu bách bộ sẽ gây độc. Có thể giải độc bằng cách ép gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn để uống, rồi nghỉ ngơi.
- Phụ nữ mang thai, cho bú khi dùng dược liệu cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Theo nghiên cứu gần đây dược liệu bách bộ có thể tương tác với một số thuốc, các thực phẩm chức năng. Do vậy để an toàn khi sử dụng dược liệu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Cây thương lục - Vị thuốc có độc tính
Cây thương lục là cây thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Lý do dẫn đến nhiều hộ dân mở rộng diện tích trồng cây thương lục là do sự nhầm lẫn cây thương lục là cây nhân sâm. Đây là sự nhầm lẫn dẫn đén nhiều hệ lụy.
-
Canh tác dây thìa canh - Thuốc hắc tinh bệnh tiểu đường
Thành phần có hoạt tính sinh học của dây thìa canh là chất Gymnema Sylvestre (GS4) gồm nhiều axit gymnemic có tác dụng kích thích tế bào β tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.
-
Những bài thuốc hay từ cây khôi nhung tía
Công dụng đặc hiệu từ lá cây khôi tía:Tác dụng rõ rệt nhất là làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày, có công dụng đặc trị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, đầy hơi, ợ chua, Có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón