Canh tác dây thìa canh - Thuốc hắc tinh bệnh tiểu đường
1. Những thông tin cần biết về dây thìa canh
- Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, thuộc họ trúc đào Apocynaceae. Cây dây thìa canh còn được gọi với một số tên khác như dây muôi, lõa ti rừng, …
- Là cây nhiệt đới miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Dây thìa canh được tìm thấy ở Ấn Độ cách đây khoảng 2000 năm. Loài cây này được phát hiện nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ. Ngoài ra còn phân bố rãi rác ở Trung Quốc, Indonesi. Ở nước ta được tìm thấy vào năm 2006 ở vùng núi Tây Bắc. Hiện nay cây dây thìa canh được nhân trồng nhiều nơi, quy vùng dược liệu như Yên Bái, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, …
Cây dây thìa canh vị thuốc tuyệt vời từ thiên nhiên.
- Đặc điểm thực vật học: Dây thìa canh có 2 loại: Dây thìa canh lá nhỏ (dùng làm thuốc chữa bệnh) và dây thìa canh lá to (không dùng làm thuốc). Dây thìa canh là cây dây leo dài khoảng từ 6 - 10 m, toàn thân có nhựa mủ màu trắng, thân có lông dài từ 8 - 12 cm. Lá có phiến bầu dục màu xanh, dài từ 6 - 7 cm, rộng 2,5 - 5 cm, đầu lá nhọn có mũi, gân phụ 4 - 6 cặp, cuống dài 5 - 8 mm. Hoa nhỏ có màu vàng, xếp thành dạng tán ở nách lá, đài hoa có lông mịn. Quả dạng dài 5,5 cm, hạt dẹp, lông mao dài 3 cm.
- Đặc điểm sinh trưởng phát triển: Cây dây thìa canh là cây nhiệt đới đặc trưng. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 25 - 28oC. Phát triển tốt trên đất đồi núi, có tầng canh tác dày, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chịu úng, đất giàu dinh dưỡng.
Đặc điểm thực vật học của cây dây thìa canh.
- Thành phần có hoạt tính sinh học của dây thìa canh là chất Gymnema Sylvestre (GS4) gồm nhiều axit gymnemic có tác dụng kích thích tế bào β tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.
- Giá trị sử dụng của dây thìa canh: Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL - c, giảm lipid trong máu và trong gan, … Nhờ đó giúp hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết, ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Xem thêm: 4-CPA-Na 98% Hạn chế rụng trái non tăng năng suất cây trồng. |
2. Trồng và chăm sóc cây dây thìa canh đúng tiêu chuẩn dược liệu
2.1 Chọn vùng trồng dây thìa canh năng suất vượt trội
- Chọn vùng trồng dây thìa canh phải chọn vùng đất cao, thoát nước tốt, đất giàu dinh dưỡng, độ pH 5 - 6,5, tầng canh tác dày trên 50 cm.
- Hiện nay ở nước ta đã hình thành một số vùng trồng dược liệu dây thìa canh như Nam Định, Thanh Hóa.
Vùng dược liệu Hải Hậu - Nam Định trồng dược liệu dây thìa canh.
2.2 Chọn giống và nhân giống cây dây thìa canh
- Cây thìa canh chủ yếu nhân giống từ hạt vì cây thìa canh trồng một lần cho thu hoạch từ 10 - 15 năm.
- Hạt giống cần được chọn lựa kỹ lưỡng: Chọn quả chín mọng già. Quả được thu trên vườn cây từ 3 năm tuổi trở lên, thời gian thu quả từ tháng 10 - 12 dương lịch, hạt chắc.
- Khi thu hoạch hạt, tiến hành phơi hạt trong bóng râm, phơi trên nong nia, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Hạt phơi hong gió là chủ yếu, thời gian bảo quản tốt nhất từ 5 - 6 tháng.
* Cách ươm hạt dây thìa canh
- Sau khi đất ươm đã được làm kỹ, sạch cỏ dại, đất được làm nhỏ, san phẳng, lên luống rộng từ 1 - 1,2 m, chiều cao luống từ 25 - 30 cm. Trước khi gieo tưới nhẹ lên luống đất ươm để tạo độ ẩm ban đầu cho đất gieo ươm. Sau đó tiến hành gieo trực tiếp hạt dây thìa canh đều lên luống. Gieo xong phủ một lớp đất bột khoảng 1 cm. Dùng rơm rạ phủ lên luống sau đó dùng ô doa, vòi phun sương để tưới đảm bảo đủ ẩm cho đất tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Cây giống dây thìa canh đủ tiêu chuẩn xuất vườn cần đảm bảo có chiều cao từ 15 - 20 cm, có 13 - 15 lá, cây mập mạp không sâu bệnh hại.
Công dụng làm thuốc từ dây thìa canh.
2.3 Kỹ thuật trồng cây dây thìa canh
- Ruộng trồng được thiết kế thoát nước tốt khi gặp thời tiết mưa to, không để bị úng dễ gây chết cây.
- Đất ruộng trồng được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống cao 25 - 30 cm. Đối với luống làm giàn bằng tre nứa thì nên trồng 2 hàng/ luống với chiều rộng luống từ 0,8 - 1 m, hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 30 - 40 cm. Đối với luống làm bằng thép, trồng 1 hàng/ luống, với chiều rộng luống từ 40 - 60 cm, cây cách cây 20 cm. Mật độ trồng trung bình 1.100 cây/ sào (500 m2).
Công dụng tuyệt vời từ sản phẩm dây thìa canh.
- Trước khi trồng ít nhất 7 ngày cần tiến hành bón lót. Lượng bón lót tính cho 1 sào (500 m2): 1 tấn phân hưu cơ + 20 - 25 kg super lân + 2 - 3 kg đạm ure + 1 kg kali. Phương pháp bón rạch dọc hàng sâu 10 cm, bón phân vào hàng rồi lấp đất kín tránh thất thoát phân bón.
- Đánh hốc trước khi trồng theo mật độ trồng đã định mức. Kích thước hốc 30 x 30 x 30 cm.
- Kỹ thuật trồng cây dây thìa canh: Tốt nhất nên trồng vào chiều mát. Chuyển cây giống đến đâu tiến hành trồng đến đó. Tháo bỏ lớp nilong bầu cho vào hốc đã đào sẵn rồi lấp đất, ấn nhẹ để cố định cây. Trồng xong lấy cọc buộc vắt cây hướng lên giàn đã làm sẵn. Dùng rơm rạ phủ quanh gốc, phủ kín luống để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Dùng nước tưới ẩm cho cây để cây nhanh bén rễ hồi xanh.
Trồng cây dây thìa canh năng suất vượt trội.
2.4 Chăm sóc cây dây thìa canh trên ruộng sản xuất
- Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày, cây phát triển cao từ 35 - 40 cm tiến hành bấm ngọn tạo nhánh cho cây. Mỗi cây nên để từ 2 - 3 nhánh chính cấp 1.
- Bón phân thúc tính trên 1 sao (500 m2): Khi cây bén rễ thì tưới nhử phân bón thúc cho cây với lượng 1 - 2 kg ure pha loãng tưới vào gốc. Lần 2 bón phân cách lần 1 khoảng 10 - 15 ngày: Bón 1 - 2 kg ure + 2 kg kali. Lần 3 bón khi cây leo 2/3 giàn bón với lượng 1 kg ure + 1 kg kali. Các lần bón thúc tiếp theo được tiến hành sau mỗi lần thu hoạch, bón với lượng 2 - 3 kg ure + 0,5 kg super lân + 0,5 kg kali. Cứ 1 năm tiến hành bón phân hữu cơ 1 lần vào tháng 2 - 3 dương lịch với lượng từ 500 - 1000 kg. Có thể thay thế sử dụng phân NPK với liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất.
Trà dây thìa canh dành cho người tiểu đường.
- Quản lý nước tưới: Trong suốt quá trình trồng cần duy tri độ ẩm 70 - 75% trên ruộng sản xuất. Tùy vào điều kiện thời tiết từng thời điểm giai đoạn phát triển của cây để quyết định số lần tưới hợp lý. Thông thường mùa khô tưới 1 ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa không tưới, cần lưu ý thoát nước để hạn chế cây bị chết úng.
- Quản lý cỏ dại: Mỗi đợt thu hoạch thường kết hợp làm cỏ thu dọn ruộng sản xuất.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại đáng chú ý trên cây dây thìa canh là rệp sáp, muội đen, … cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trừ hợp lý. Khuyến khích quản lý sâu bệnh hại tổng hợp để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Xem thêm: Cytokinin CPPU Thúc đẩy tăng kích thước của quả làm tăng năng suất cây trồng. |
3. Thu hoạch và bảo quản dây thìa canh
- Sau trồng từ 6 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch lứa đầu tiên. Cây thìa canh trồng 1 lần có thể cho thu hoạch từ 10 - 15 năm. Một năm cho thu hoạch từ 4 - 5 lần, từ tháng 4 - 12 cứ 2 tháng cho thu hoạch 1 lần.
- Mỗi lần thu hoạch cần sử dụng kéo cắt chuyên dụng để tiến hành cắt dây. Dụng cụ không đúng kỹ thuật khi cắt có thể làm dập dây dẫn đến dễ gây nhiễm bệnh hại. Cứ 2 lần thu hoạch thì tiến hành vãi vôi bột một lần với lượng 3 - 5 kg / sào (500 m2) nhằm cải tạo đất, cung cấp phân bón cho cây, hạn chế phát sinh sâu bệnh hại cho cây.
Dây thìa canh sử dụng làm thuốc được cả hai dạng khô và dạng tươi.
- Dây thìa canh sau khi được thu hoạch thì tiến hành hong khô bằng gió, hoặc xấy lạnh tùy vào từng công nghệ xử lý. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm hiệu lực của dược liệu.
- Năng suất thu hoạch dây thìa canh nếu trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật thì có thể cho thu hoạch mỗi lần đạt từ 1 - 1,2 tạ/ sào (500 m2).
-
Một số bài thuốc chữa tiểu đường bằng mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng (Khổ qua) không chỉ là loại rau quen thuộc được nhiều người yếu thích, mà còn rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng chữa bệnh quý.
-
Bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ đen
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm...
-
Trồng cây sài đất làm cỏ trồng nền vừa làm thuốc chữa bệnh
Cây sài đất được chọn lựa đầu tiên khi sử dụng để trồng nền trang trí sân vườn, cảnh quan đường phố. Bên cạnh đó cây sài đất còn là một vị thuốc được sử dụng để chữa các bệnh viên da cơ địa rất hiệu quả.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô