Cây thương lục - Vị thuốc có độc tính
Cây thương lục là cây thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Loài cây này là cây mới du nhập vào nước ta vài năm trở lại đây. Lý do dẫn đến nhiều hộ dân mở rộng diện tích trồng cây thương lục là do sự nhầm lẫn cây thương lục là cây nhân sâm. Đây là sự nhầm lẫn dẫn đén nhiều hệ lụy. Vì vậy để giúp bạn đọc có nhiều thông tin về cây thương lục, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết về cây thương lục với các thông tin cụ thể sau:
Sự khác biệt giữa cây thương lục và cây nhân sâm ít a biết.
1. Những điều cần quan tâm về loài cây thương lục
- Tên khoa học của cây thương lục là Phytolacca acinosa Roxb, thuộc họ thương lục Phytolaccaceae. Cây thương lục còn được gọi với nhiều tên gọi khác như sơn la bạc, kim thất lương, trưởng bất lão, dã la bạc, bạch mẫu kê, thương lục Mỹ, ...
- Cây thương lục có nguồn gốc từ Châu Mỹ, Châu Âu và một vài nước thuộc Châu Á (Trung Quốc). Ở nước ta, cây thương lục được du nhập vào khoảng 10 năm trở lại đây và được các hộ dân trồng rải rác tên khắp các vùng khác nhau. Nhiều nhất ở một số tỉnh phía Nam.
Bật bí những giá trị từ cây thương lục.
Xem thêm: Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc.
- Đặc điểm thực vật học của cây thương lục: Là cây thân thảo sống lâu năm. Cây cao từ 1 – 1,5 m. Thân cây hình trụ, phân cành ít, có àu xanh lục ở thân non, mùa đỏ tím ở phần thân già. Lá cây to, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, hai mặt nhẵn, dài khoảng 10 – 30 cm và rộng từ 10 – 15 cm. Hoa cây thương lục có màu trắng, mọc thành cụm đầu cành, chiều dài từ 15 – 20 cm. Quả mọng, màu đỏ tím. Rễ phình to phát triển thành củ có hình dạng giống củ nhân sâm.
- Điều kiện sinh trưởng phát triển: Cây thương lục là cây ôn đới nhưng có khả năng chịu nắng, chịu hạn rất tốt. Ở nước ta cây thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nắng ẩm. Hầu hết các điều kiện khí hậu trong cả nước cây sinh trưởng tốt. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 25 – 30oC. Cây ưa sáng, có thể chịu ánh sáng tán xạ.
- Giá trị sử dụng từ cây thương lục: Là loài cây có nhiều giá trị trong đông y. Một vị thuốc điều trị chủ yếu các bệnh về đường tiết niệu và bệnh ngoài ra. Bên cạnh đó cây được sử dụng làm cây đô thị, cây trang trí cảnh quan,…
Xem thêm: Cytokinin - 6A Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng năng suất cây trồng. |
2. Cách trồng và chăm sóc cây thương lục
- Cách trồng và chăm sóc cây thương lục khá đơn giản vì cây rất dễ trồng.
- Đất trồng: Có thể trồng ở hầu hết các loại đất khác nhau. Kể cả trên các chân đất tận dụng. Nhưng đất tốt nhất cho sự hình thành củ thì nên chọn chân đất có tầng canh tác dày, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, … cây sẽ cho năng suất củ cao.
- Giống cây thương lục: Do là cây mới du nhập vài năm trở lại đây, chưa được phổ biến nhiều nên thông thường người dân tự siêu tập giống cây trong tự nhiên hoặc truyền nhau.
Các bài thuốc hay từ cây thương lục.
- Cách trồng: Đào hô trên vị trí định trồng trước khi trồng ít nhất 10 – 15 ngày. Tiến hành bón lót với lượng tính cho 1 góc là 0,5 kg vôi + phân hữu cơ (2 – 3 kg) + Super lân (0,1 – 0,15 kg). Sau khi bón phân lấp đất dày 3 – 5 cm đất để hạn chế rễ cây mới trồng tiếp xúc trực tiếp đến phan bón. Cho cây giống vào chính giữa hốc, đặc cây giống vào rồi lấp đất, nén nhẹ để cố định cây. Sau trồng tiến hành tưới nước cho cây tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ hồi xan.
- Chăm sóc sau trồng cây thương lục: Trồng xong cần duy trì độ ẩm đất từ 60 – 65%, trung bình ngày tưới 1 lần tùy vào điều kiện độ ẩm nơi trồng. Quanh gốc tiến hành nhổ cỏ để giảm sự canh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Làm cỏ định ky 3 – 5 tháng/ lần. Nếu trồng sau 6 – 8 tháng thu hoach củ thì không cần bón thúc cho cây. Trường hợp trồng lâu năm thì 1 năm bón phân hữu cơ, phân vi sinh, phân NPK 1 lần vào mùa xuân. Lượng phân bón tương ứng với lượng phân bón lót trước trồng.
Cây thương lục mọc hoang dại trong tự nhiên.
3. Các thu hoạch và sơ chế sản phẩm từ cây thương phục đùng làm thuốc
- Cây thương lục chủ yếu thu hoạch củ để sử dụng làm thuốc trong đông y.
- Sau trồng từ 6 – 8 tháng có thể tiến hành thu hoạch củ.
- Củ thu hoach xong, cắt bớt rễ nhỏ, rửa sạch tránh làm chớt, dập củ giảm tính thương phẩm củ.
- Củ thường lục có thể dùng tươi trực tiếp làm thuốc. Hoặc ngâm hỗn hợp rượu với mật ong theo tỷ lệ : 1 kg rễ thương lục ngâm với 250 ml rượu, 250 ml mật ong. Khi rễ ngấm đều hỗn hợp rượu và mật ong thì mang phơi khô hoặc sấy rồi bảo quản đưa đi tiêu thụ. Có thể để nguyên củ hoặc thái lát nhỏ để bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Xem thêm: Cytokinin CPPU - Tăng năng suất cây trồng vươt bậc. |
4. Một số bài thuốc hay từ cây thương lục
- Cây thương lục là cây thuốc được sử dụng nhiều trong đông y. Củ cây có vị đắng tính hàn. Dùng chủ yếu trong điều trị các bệnh đường tiết niệu, bệnh ngoài ra, … như điều tri lợi tiểu, phù nề, xơ gan, bí tắc đại tiểu tiện, mụn nhọt, …
* Một số bài thuốc trị bệnh từ cây thương lục
- Bài thuốc trị cổ trướng: 6 gram thương lục + 30 đậu đỏ + 30 gram bí đao + 20 gram phục linh + 20 gram trạch tả. Toàn bộ sắc uống từ 5 – 7 ngày liên tục.
- Trị mụn nhọt như mụn đầu đinh, mủ, … 15 gram thương lục + 60 gram bồ công anh. Nấu nước rửa vào vùng bị mụn liên tục sẽ có hiệu quả tiêu mủ, giảm sưng, … Điều trị từ 5 – 7 ngày sẽ hết.
- Điều trị sưng đau nhức: Hơ nóng củ lót củ qua một vài lớp khăn mềm chườm vào chỗ sưng liên tục từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ rất hiệu quả.
- Trị bệnh viêm thận cấp và mãn tính: Thương lục 10 gram + thịt lợn 60 gram cho nước ấm nấu chín chia dùng 2 – 3 lần/ ngày.
Có nên trồng cây thương lục - cây có đôc trong nhà?
5. Sự nhầm lẫn tai hại : Cây thương lục là cây nhân sâm?
- Cây thương lục có củ rất giống củ nhân sâm tuy nhiên cây thương lục là cây khác hoàn toàn tính chất cây nhân sâm.
- Cây nhân sâm có tính chất bồi bổ sức khỏe phục hồi suy nhược cơ thể. Còn cây thương lục có độc tính, chỉ sử dụng phối hợp với một số vị thuốc khác có tác dụng điều trị một số bệnh.
- Để phân biệt cây thương lục và cây nhân sâm: Nếu dựa vào cảm quan thì rất khó phân biệt được. Vì vây chỉ có thể dựa vào nguồn gốc ngay từ cây hình thành củ mới có thể phân biệt chính xác được.
Phân biệt củ cây thương lục và củ cây nhan sâm?
6. Các lưu ý khi sử dụng cây thương lục khi làm thuốc
- Thương lục là cây có độc tính. Do vậy khi sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt chỉ thị của thầy thuốc.
* Lưu ý khi sử dụng cây thương lục
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ e dưới 10 tuổi, người già.
- Người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, … không nên sử dụng dễ gây ngộ độc
- Những đơn thuốc có sử dụng thương lục chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Không được sử dụng kéo dài sẽ gây độc cho cơ thể.
- Không sử dụng quá liều khi chưa có chỉ thị của thầy thuốc.
Sự nhiễm độc tính từ cây thương lục - Giải pháp xử lý tức thời.
* Dấu hiệu ngộ độc khi sử dụng củ thương lục
- Khi cơ thể nhiễm đọc sẽ có hiện tượng như tê khẩu, vã mồ hôi, đau bụng, giãn đồng tử, khó thở, nôn mửa, tụt huyết áp, tăng thân nhiệt, … Khi dùng thương phục có triệu trứng ngộ độc thì cần đến trung tâm y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
* Cách giải độc sơ cứu khi sử dụng thương lục
- Có thẻ dùng cam thảo, đậu xanh, giã nát rồi đem nấu nước uống. Khi ổn định cần đến cơ sở y tế để khám tránh biến chứng về sau.
-
Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc
Cây lan kim tuyến được liệt kê vào danh sách tuyệt chủng, bởi đặc tính khó trồng và chăm sóc. Là loại cây dược liệu quý hiếm, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp
Cây bạch thược là loại thuốc quý trong đông y có giá trị kinh tế cao, có khả năng chữa một số bệnh như điều kinh, làm mát, lợi tiểu, giảm đau, bổ máu,...
-
Cách trồng cây huyết đằng làm thuốc
Sản phẩm khô của cây huyết đằng tuy có giá trị không cao, nhưng đầu ra không hạn chế. Vì vậy nhiều người dân đã quan tâm đến việc nhân giống và trồng cây huyết đằng.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô