Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp
Cây bạch thược là một loại cây thuốc quý, có giá trị không chỉ làm đẹp bởi màu sắc hoa, mà còn là công dụng chữa bệnh từ rễ của loài cây này. Cây bạch thược là loại cây dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu,… Tuy nhiên, loại cây này được trồng rất ít ở Việt Nam nước ta hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách trồng và chăm sóc cây bạch thược loại thuốc quý ở nước ta.
Cây bạch thược là loại cây thuốc quý trong y học
1. Đặc điểm nỗi bật cây bạch thược
- Cây bạch thược là loại cây nhỏ sống lâu năm, bộ phận được thu hái để chế biến chủ yếu là rễ của cây. Cây bạch thược có bộ rễ to, mập, rễ cái dài tới 8cm, đường kính rễ từ 1-3cm, vỏ rễ có màu nâu, mặt cắt có màu trắng hoặc màu hồng nhạt.
- Cây có nhiều chồi, phát triển thành từng khóm, cây có chiều cao từ 0,5-1m.
- Lá cây bạch thược non giòn, dễ gẫy, đến mùa thu lá sẽ tự vàng và rụng. lá mọc so le nhau, lá kép gồm 3-5 lá chét hình trứng nhọn. Lá có màu xanh nhạt hoặc xanh đẫm tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây và bộ phận lá cây.
Đặc điểm lá cây bạch thược
- Hoa cây bạch thược to, mọc đơn, có màu trắng, thuộc loại hoa kép. Trên mỗi cây bạch thược có thể mang 2-7 bông hoa, mang vẻ đẹp tinh khôi. Cây không chỉ có thể làm thuốc mà còn có thể làm cây cảnh trang trí rất đẹp.
2. Đặc điểm sinh thái của cây bạch thược
- Cây bạch thược ưa sống ở những nơi có khí hậu ôn hòa, ít có sương muối. Nếu trong điều kiện bất lợi như mưa nhiều, đất ẩm kéo dài, rễ cây rất dễ bị ngập úng gây ra bị úng rễ và chết cây.
- Bạch thược là loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ trong ngày cao, cây không ưa bóng râm. Chính vì vậy, khi trồng cây không nên trồng dưới các cây cao che đi ánh sáng của cây.
3. Đất trồng thích hợp cây bạch thược
- Cây bạch thược có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên đất trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ, đất dễ thoát nước tốt. Để cây có thể phát triển khỏe mạnh, thì cây phù hợp nhất trên đất pha cát, thoát nước tốt.
Xem thêm- Đạm cá (Amino Acid) cải tạo đất, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng) |
- Thường cây bạch thược được người dân trồng trên ruộng bậc thang, đất hơi dốc, trồng về hướng đông nam. Trên khu đất trồng bạch thược không nên có những cây trồng khác trồng cao che đi ánh sáng mặt trời làm cho cây bị bóng râm.
4. Kỹ thuật nhân giống cây bạch thược
- Cây bạch thược được nhân giống theo 2 phương pháp: nhân giống vô tính bằng rễ, mầm gốc và nhân giống hữu tính bằng hạt.
- Nhân giống hữu tính: là sử dụng hạt để ươm. Hằng năm sau tết lập xuân người ta thường tiến hành thu hái hạt. Sau khi thu hái phơi khô 3-5 ngày thì mang bảo quản đến vụ mùa thì mang đi gieo. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống bằng hạt này cây lâu cho ra hoa và thu hoạch, nên rất ít người trồng sử dụng phương pháp này.
- Nhân giống vô tính: Thông thường khi nhân giống cây bạch thược được nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Tuy nhiên, khi đất trồng chưa được chuẩn bị xong và hạt giống chưa có thì người trồng thường sử dụng phương pháp nhân giống bằng rễ hoặc mầm gốc để trồng mở rộng diện tích cho cây. Khi nhân bằng rễ, người trồng thường bới gốc cây chọn một số các rễ to có nhiều rễ phụ, sau đó lấp gốc lại để cho cây tiếp tục phát triển. Sau khi thu được rễ để làm giống thường để rễ héo bớt lại rồi mới mang đi trồng, như vậy rễ không bị gãy do quá trình vận chuyển và trồng.
+ Nhiều nơi có thể nhân giống bằng phương pháp chọn mầm gốc. Khi thu hoạch bạch thược rễ cây được thu hái làm thuốc, thường chọn những cây có nhiều mầm gốc, mầm khỏe mạnh, ít sâu bệnh để nhân giống tiếp.
+ Tùy theo các mắt mầm ở gốc, mà gốc cây có thể bổ dọc thành 2-4 phần, phần gốc nào cũng 2-3 mắt gốc to. Các mắt này sau nảy chồi, phát triển thành cây, đồng đều nhau.
+ Trồng bạch thược bằng mầm gốc tốt nhất là vừa thu hoạch vừa chọn mầm gốc nhân giống và nên trồng ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu khâu chuẩn bị trồng chưa được ổn định hoàn thành thì cần bảo quản tốt giống.
+ Cách bảo quản mầm gốc của cây bạch thược: chọn nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây để bảo quản. Đào hố trồng có chiều sâu 60-80 cm, chiều rộng 0,6-1m, chiều dài luống tùy thuộc vào số lượng giống cây, nếu đào hố sâu quá sẽ khiến cây dễ bị nghẹt rễ và bị hỏng mầm. Xếp giống thành từng lớp cao 10-13 cm, rồi phủ một lớp đất ẩm, dày 7-10cm phủ lên trên. Có thể xếp cao 30-40cm, lớp đất trên cùng phải phủ kín lớp giống với độ dày khoảng 15-17cm, nếu trời khô hanh, đất khô phải tưới nước vừa phải để giữ ẩm cho đất.
5. Thời vụ trồng cây bạch thược
- Để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, nên trồng cây bạch thược vào tháng8-9 hàng năm. Sau khi thu hoạch tất cả các loại cây ngoài đồng ruộng về mới có đất trồng cây bạch thược.
- Trồng sớm cây có thời gian dài phát triển, năm sau cây sẽ phát triển mạnh hơn. Nếu trồng muộn vào tháng 10 thì thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, sự sinh trưởng phát triển của cây kém, mất thời gian giữ giống, giống lại bị hao hụt, giống nảy mầm lúc trồng dễ gãy.
- Trồng muộn thì thường đến năm sau, khi thời tiết ấm cây mới bật mầm, chồi nhưng lại ít rễ, khi gặp khô hạn cây dễ chết.
6. Cách làm đất trồng cây bạch thược
- Cây bạch thược là loại cây được trồng lấy rễ cây, chính vì vậy sau khi trồng 3-4 năm mới cho thu hoạch. Do đó, làm đất trồng cây bạch thược cần phải làm đất kỹ, cày sâu 50-60cm, đất trồng phải nhỏ, ruộng phải bằng phẳng.
- Dọn sạch vệ sinh đồng ruộng, những tàn dư thực vật vụ trước, dọn sạch cỏ dại xung quanh vườn và các đá, gạch có ở dưới ruộng để trồng cây.
- Sau khi làm đất xong nên đánh luống cho cây với chiều rộng 1,7-2,3m; cao 33cm; rãnh sâu 17cm; mặt luống có hình mui thuyền để tiện tưới tiêu và thoát nước phòng úng cho đất, rễ ít bị sâu bệnh tấn công, rễ mọc dài, to, mập và ít rễ phụ.
7. Bón phân lót cho cây bạch thược
- Trước khi trồng cây bạch thược cần bón lót cho cây để cung cấp dinh dưỡng cây phát triển.
- Bón phân lót cho cây với lượng bón cho 3600m2 bắc bộ như sau: 250-400kg phân bắc, 50kg khô dầu, 5000-8000kg phân rác, trộn đều với đất rồi trồng cây. Khi làm đất dùng phân chuồng bón lót, khi cày bừa trộn đều phân với đất.
8. Kỹ thuật trồng cây bạch thược
- Chia gốc mầm thành 2 loại to nhỏ khác nhau để trồng riêng từng loại, sau này thuận tiện chăm sóc.
- Để cây bạch thược phát triển tốt nhất thì vừa thu hoạc rễ, vừa chọn gốc mầm để chọn giống trồng ngay, sẽ đỡ công bảo quản giống và tỉ lệ sống của cây cao hơn.
- Khi trồng cây căn cứ vào khoảng cách ấn định, đào hố rộng khoảng 20-30cm, sâu 10-13cm, mỗi hố bón 250g tro trộn đều với đất. Trong mỗi hố trồng một miếng mầm gốc, nếu là mầm to, nếu mầm nhỏ thì đặt mỗi hố 2 miếng mầm.
- Khi đặt miếng giống vào hố thì đặt mầm hướng lên trên, sau khi đặt xong thì lấp một lớp đất lên bên trên 5-6cm. Sau khi trồng xong nên tưới nước phân lợn đặc tưới cho mầm, mỗi hố tưới 0,5g (không nên tưới phân bắc hoặc nước điện giải cho cây).
- Tưới nước phân xong đợi nước ngấm hết vào đất thì gạt đất vào hố đến khi đất trong hố bằng với mặt luống. Có nơi tưới nước phân vào hố xong thì mới trồng mầm gốc xuống, như vậy sẽ đỡ tốn công hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với đất ướt thì khi trồng rất dễ bị chặt rễ, khiến cây không phát triển được.
9. Kỹ thuật chăm sóc cây bạch thược
9.1. Dọn cỏ dại trên ruộng
- Cây bạch thược là loại cây thuốc, chính vì vậy cây rất sợ cỏ dại mọc xen canh với cây, làm giảm bớt chất dinh dưỡng của cây.
- Bắt đầu từ năm thứ 2 khi trồng cây bạch thược, khoảng đất trống còn nhiều nên cỏ dại sẽ mọc lên, lúc này nên làm cỏ ngay và sau đó mỗi tháng làm cỏ lại một lần hoặc thấy ruộng có cỏ mọc lại thì nên làm cỏ cho cây.
- Khi làm cỏ không nên ủi sâu, làm ảnh hưởng đến bố rễ của cây, chỉ nên xới xáo sỏ bên trên bề mặt đất sâu khoảng 3-7cm.
- Từ sau năm thứ 3-4 trở đi bộ tán lá đã che phủ gần hết khoảng cách tán lá của cây, nên cỏ ít hơn nhiều, chỉ cần 1 năm làm cỏ 2 lần vào tháng 3 khi cây đâm chồi mới và tháng 9 khi lá cây đã úa vàng.
- Lần làm cỏ vào mùa thu nên kết hợp với cắt tỉa bớt những lá già, lá vàng trên cây, tuy nhiên cũng cần phải để lại những lá non trên cành để cây phát triển và phải đảm bảo những lá non không bị gãy, rụng. Nếu những lá non trên cành bị gãy rụng sẽ khiến cây khó mọc lại những lá non khác, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
9.2. Bón phân cho cây bạch thược
- Cây bạch thược cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển. Mỗi năm bón phân thúc cho bạch thược được chia làm 3 đợt là vào mùa xuân, mùa hè và màu thu. Phân được bón chủ yếu là phân bắc và phân rác ủ hoai mục.
- Bón phân vào mùa xuân và mùa hè thường bón với lượng 1000kg phân bắc và đến tháng 10 bón thêm 3000kg phân chuồng, đến tháng 12 tưới thêm cho cây 125kg nước giải pha loãng cho mỗi mẫu, như vậy năng suất sẽ tăng rõ rệt.
- Hằng năm, cây bạch thược cần cung cấp một lượng đạm lớn, chính vì vậy khi vào mùa xuân và mùa hè cây cần bón đạm là chính, còn những lần sau nên bón bổ sung phân lân cho cây.
9.3. Tưới tiêu nước cho cây bạch thược
- Bạch thược là cây dược liệu lấy rễ, chính vì vậy cây không cần nhiều nước. Ngược lại cây rất ưa sự khô hạn, đất luôn khô ráo, tơi xốp, khi hạn hán nghiêm trọng thì mới nên tưới nước và tưới nước ở mức độ vừa phải, đủ ẩm đất.
- Vào mùa mưa cần tạo rãnh thoát nước nhanh, không nên để nước đọng lại trong ruộng làm ảnh hưởng đến cây. Không nên để đọng nước trong ruộng và luống quá 1 ngày sẽ khiến bộ rễ bị ngập úng.
9.4. Sữa rễ, tỉa chồi, cắt hoa
- Trồng bạch thược thường không sữa rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và bộ rễ cây. Vào những năm cuối, các chồi cây mọc nhiều người trồng thường tỉa bớt những cành khẳng khiu để giữ bộ tán được thông thoáng, mỗi bụi chỉ để lại 8-10 thân trên cây.
- Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng bạch thược, vào tết thanh minh thường cây thường có hoa, tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng của cây, chính vì vậy cần cắt tỉa hoa ngay vào thời điểm này. Đây là một biện pháp tăng năng suất của cây, tuy nhiên ở một số nơi lại không cắt hoa vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sản lượng.
9.5. Trồng xen canh
- Ruộng đất trồng bạch thược trong 2 năm đầu khoảng đất trống còn nhiều, chính vì vậy cần trồng xen canh các loại cây rau màu ngắn ngày hoặc cây công nghiệp ngắn ngày giúp giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dai đối với cây. Tuy nhiên, cần bón bổ sung thêm phân cho cây để hạn chế sự cạnh tranh giữa cây trồng xen và bạch thược.
10. Thu hoạch và chế biến
- Bạch thược được trồng vào năm thứ 3-4 là có thể cho thu hoạch, nhiều người trồng lại để sang năm thứ 4 mới cho thu hoạch, lúc này cây sẽ cho năng suất cao hơn. Có thể thu hoạch bạch thược vào năm thứ 5 nhưng chất lượng của cây sẽ bị giảm đi rất nhiều.
- Thời vụ thu hoạch, tùy vào sự sinh trưởng của cây và điều kiện thời tiết từng vùng mà quyết định thu hoạch. Tuy nhiên, khi thu hoạch nên chọn thời tiết nắng ráo để có thể phơi được rễ cây làm thuốc.
- Thu hoạch muộn nhất là hết mùa thu, bởi để thu hoạch vào mùa đông sẽ bị mất chất tinh bột trong rễ cây, khiến rễ thu hoạch bị xốp và giảm trọng lượng.
Thu hoạch và bào chế bạch thược thành thuốc
- Sau khi thu hoạch về cần chế biến ngay, nếu không chế biến kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sau này của thuốc. Thông thường chế biến theo 3 bước: luộc, cạo vỏ và phơi khô.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Địa hoàng
Cây địa hoàng có giá trị về mặt dược liệu rất cao. Kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất cây sau này...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây tam thất là cây dược liệu quý hiếm. Hiện nay ngoài việc khai thác tam thất trong tự nhiên thì việc trồng cây tam thất cũng được chú trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.
-
Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc
Cây lan kim tuyến được liệt kê vào danh sách tuyệt chủng, bởi đặc tính khó trồng và chăm sóc. Là loại cây dược liệu quý hiếm, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà