Cách trồng Thanh long trên chậu ứng dụng kỹ thuật mới

Cây trồng liên quan: Cây thanh long

Trái Thanh long mang ý nghĩa cát tường và thị vượng. Vào những ngày xuân trưng bày cây Thanh long trong nhà sẽ mang đến phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình.

Trồng Thanh long trong chậu là hướng đi mới giúp nhà vườn thu được giá trị cao hơn so với trồng Thanh long theo cách truyền thống. Cây Thanh long trồng chậu có thể vừa thu quả, vừa bán cả cây trong dịp lễ Tết, làm tăng tính cạnh tranh thương mại sản phẩm từ cây Thanh long.

Cách trồng Thanh long trên chậu đúng kỹ thuật.

Ưu điểm của phương pháp trồng Thanh long trong chậu? Trồng Thanh long trong chậu thu quả từ năm đầu tiên? Cách chăm sóc Thanh long trong chậu có gì khác? Chăm sóc Thanh long trong chậu cần lưu ý gì? Kỹ thuật trồng Thanh long trong chậu?

1. Ưu điểm của phương pháp trồng Thanh long trong chậu

- Trồng cây Thanh long trên chậu có thể trồng với mật độ dầy hơn, giúp nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

- Quy trình chăm sóc thuận tiện, tiết kiệm được nhiều chi phí phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật. Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Cây Thanh long là cây có thể áp dụng kỹ thuật điều khiển ra hoa, đậu trái vào dịp lễ tết. Do vậy giá trị thương mại của cây rất cao. Lợi nhuận thu về từ việc bán cả chậu lớn hơn nhiều lần so với trồng theo phương pháp truyền thống.

2. Cách trồng Thanh long trong chậu

2.1 Giống Thanh long phù hợp trồng chậu?

- Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống Thanh long khác nhau. Nhưng trồng Thanh long trong chậu chỉ phù hợp với những giống Thanh long có khả năng chịu hạn tốt.

- Qua thử nghiệm thực tế cho thấy: Giống Thanh long trồng chậu tốt nhất là giống Thanh long ruột đỏ TN4, Thanh long ruột đỏ Thái Lan.

Xem thêm: Phân bón vi lượng Combi Chelate 01.

2.2 Chọn chậu trồng Thanh long

- Cây Thanh long là cây rễ chùm, ăn cạn, nên chọn chậu phù hợp thì cây mới có thể sinh trưởng khỏe mạnh và cho nhiều trái to, nhiều.

- Phù hợp trồng Thanh long trong chậu là chậu xi măng. Loại chậu này bền và giá rẻ hơn chậu xứ. Kích thước chậu phải đảm bảo không gian cho rễ cây phát triển và đủ dinh dưỡng.

- Dụng cụ trồng gồm có trụ và chậu. Trụ bê tông có hình khối vuông, cạnh từ 9-10 cm, cao từ 1-1,3 m, phía 1 đầu trụ có để sẵn dư đầu sắt dài mỗi bên 10 cm để đổ bê tông gắn trụ vào đế chậu.. Chậu tốt nhất có đế liền (đế cao 20 cm). Đường kính miệng chậu đạt 70 cm, chiều cao 40 cm. Chậu cần có 2-3 lỗ thoát nước, có kích thước ống 20-21.

2.3 Giá thể trồng Thanh long trong chậu

 - Giá thể là môi trường trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Chọn hoặc phối trộn giá thể thích hợp sẽ giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, tạo năng suất cao.

- Có thể mua giá thể hoặc trộn giá thể. Một số tiêu chuẩn khi chọn giá thể: Độ PH từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp, giữ dinh dưỡng và nước tốt.

- Có thể trộn giá thể theo công thức: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).

Sự khách biệt giữa Thanh long trồng chậu và trồng truyền thống.

2.4 Kỹ thuật chăm sóc Thanh long trong chậu

- Chế độ ánh sáng: Cây Thanh long là cây ưa ánh sáng. Đủ ánh sáng cây mới ra hoa đậu trái. Do vậy cần chọn vị trí đặt cây trực tiếp ngoài ánh sáng mặt trời để cây đón ánh sáng quang hợp sinh trưởng tốt. Vị trí đặt cây không được che khuất ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng.

- Nước tưới: Do trồng trong chậu nên cần đảm bảo độ ẩm cho bộ rễ cây sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm duy trì từ 60-70%. Nếu trời có mưa to cần thoát nước tốt tránh úng rễ. Trời nắng có thể phun sương tưới ẩm giúp độ ẩm ít biến đổi tác động không tốt đến bộ rễ.

- Chế độ bón phân: Trồng chậu ít không gian, khả năng cung cấp dinh dưỡng có hạn. Nên việc cung cấp dinh dưỡng cần đều đặn theo định kỳ. Phân bón nên hòa nước tưới cho cây là tốt nhất. Tránh bón phân trực tiếp gây ngộ độc trực tiếp cho cây. Bón định kỳ 1 tháng 1 lần với lượng NPK (16:16:8; 15:15:15; 20:10:20): 80-100 gram/ trụ. Phun xen kẽ bổ sung phân bón qua lá. Lượng phân bón tính cho 200 lít nước: 30 gram vi lượng tổng hợp + 200 gram amino acid + 2 gram Atonik + 100 gram bột rong biển.

- Phòng trừ sâu bệnh: Trồng chậu chỉ tăng số lượng cây trên một chậu. Do cây vườn Thanh long rất thông thoáng nên ít bị nhiễm sâu bệnh hại. Hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng.

Xem thêm: Combo 06: Siêu kích rễ, chồi, mập thân chuyên phun qua lá (tặng kèm công thức pha chế).

2.5 Thu hoạch trái và tạo cây thương phẩm vào dịp lễ tết

- Cây trồng chậu có thể cho thu hoạch trái từ năm đầu tiên. Trái thu hoạch rãi rác gối nhau. Đây trở thành nguồn thu nhập lấy ngắn nuôi dài.

- Để tạo cây thương phẩm làm cảnh bán vào dịp tết thì cần cây đạt 2 năm tuổi. Cây thương phẩm tỷ lệ xử lý ra hoa có trái vào dịp tết đạt tỷ lệ cao. Giá trị bán cây thương phẩm gấp 5-7 lần so với giá trị đầu tư ban đầu.

Xem thêm: Kỹ thuật vuốt tai thanh long đúng cách.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status