Hỏi đáp về trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 11)
Hỏi: Kỹ thuật nhổ cỏ tại vườn thanh long thế nào mới nhổ tận gốc?
Đáp: Nhổ với một cái dao có mũi nhọn
Dùng dao nhọn luồn sâu vào đất rồi dùng sức mà đẩy ngược bụi cỏ lên. Chỉ có cách này mới gốc của cỏ phần rễ to, rễ bé đều bị nhổ bật khỏi đất, nó không còn cách gì để mọc cỏ con trở lại. Gần như là rễ của cỏ có thể mọc lên rễ con.
Hỏi: Cỏ đã nhổ lên thì làm cách nào để diệt luôn chúng?
Đáp: Cần đem phơi ở chỗ trống, tức có nắng tốt, sau đó trở lớp dưới lên cho khô kỹ, dùng dầu lửa rưới vào để đốt cháy toàn bộ.
Chỉ có cách này mới diệt hoàn toàn được cỏ, rất tiếc nhà nông, nhà vườn của ta cứ nhổ cỏ dại ở ruộng, ở vườn lại nhổ chỗ này đem ném chỗ khác, do vậy mà cỏ vẫn còn, không tận diệt được.
Với cách chỉ dẫn trên đây thì cỏ vĩnh viễn bị tiêu diệt, vì thế mà chúng ta chỉ mất công có một lần, về sau đem lại chỉ cần nhổ sơ sơ vài đợt nữa là hết sạch cỏ dại.
Các bạn cần nhớ là chỉ cần một vài củ sót lại thì không lâu sẽ có cỏ dại toàn đồng.
Hỏi: Xử lý ra hoa sớm có lợi ích kinh tế như thế nào?
Đáp: Thanh long có trái gọi là trái mùa thì giá bán cao gấp 5 đến 7 lần, thậm chí có khi đến 8 lần.
Vì vậy trường Đại học Nông lâm đã từng dùng hóa chất để xử lý, tuy đã có kết quả nhưng chưa đạt được như mong muốn.
Ngày nay áp dụng treo đèn điện ban đêm đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên theo tôi nghĩ là các nhà vườn trồng thanh long nên liên lạc với Đại học Nông lâm hỏi xem cách dùng hóa chất KNO3 như thế nào, giá cả ra sao cho mỗi hecta, và tốt nhất là nên vừa dùng hóa chất, vừa đốt đèn ban đêm thì chắc kết quả sẽ tốt hơn.
Tôi cũng xin nói thêm là hóa chất KNO3 có kết quả rất tốt khi xử lý trên cây xoài, vậy các nhà vườn trồng cây xoài cũng nên đến liên hệ với Đại học Nông lâm để hỏi chi tiết cụ thể.
Hỏi: Thu hoạch như thế nào để quả thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu?
Đáp: Nên cắt chọn các trái thanh long đã chuyển từ màu xanh sang màu đỏ được ba ngày. Nên chọn và cắt từng quả một, rồi sau đó xếp từng lớp vào cần xé.
Mỗi lớp thanh long cần có một lớp lá chuối để khỏi bị bầm dập khi chuyển đi. Cần nhắc lại các tiêu chuẩn xuất khẩu:
- 3 quả thanh long = 1 kí.
- Các tai lá trên trái thanh long còn nguyên vẹn.
- Tuyệt đối không có vết chích của côn trùng hay các vết bệnh.
- Cuống của trái còn nguyên.
- Vỏ của trái không bị trầy, dập.
- Trái chuyển sang màu đỏ không được quá 7 ngày.
Trong các điều kiện trên đây thì điểm các tai lá không bị dập, sứt thì khó cho các nhà vườn khi thu hoạch vì họ ít ai chú trọng đến. Lý do là quen tiêu thụ nội địa.
Hỏi: Sơ chế trái thanh long xuất khẩu thế nào?
Đáp: Trái phải cân cho kỹ, sau đó khi đã đạt tiêu chuẩn tức mỗi quả trên 330g, thì nhúng trái vào dung dịch thuốc trừ nấm, thí dụ Topsin M, rồi quạt cho khô khoảng 15-20 phút. Sau đó cho vào các túi nilon rồi mới xếp vào thùng các tông.
Hỏi: Lợi ích của các túi nilon này thế nào?
Đáp: Làm các tai lá của trái thanh long không bị gãy, dập, như vậy quả mới rơn láng, mới được các nước chấp nhận.
Các nước mà nước ta xuất cảng thanh long đến là Đài Loan, Singapo, Nhật Bản, Hồng Kông, đều không ai chịu mua các trái thanh long mà bên ngoài coi không ngon mắt cả.
Chúng ta đã nhìn thấy các quả bom nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam bày bán, chúng đều để trong các túi nilon, nhờ vậy mà chúng nom rất có vệ sinh, ngoài mặt rất đẹp mắt.
Trái thanh long khi bán ở thị trường nước ngoài cũng được trình bày như thế, nghĩa là rất đẹp, rất vệ sinh, hoàn toàn khác với các trái thanh long đổ dưới nền xi măng, ruồi nhặng bu vào mà chúng ta vẫn thấy bày bán ở các chợ.
Hỏi: Khi trồng thanh long được năm năm (05 năm) thì năng suất bắt đầu giảm, có cách gì chặn đứng lại không?
Đáp: Đấy là trồng theo kỹ thuật cũ, còn như tôi đã hướng dẫn ở phần dọn đất, đã đào hố bón phân hữu cơ thì việc đó không xảy ra.
Và sau khi cây thanh long trồng được bảy năm, thì mới đào từng hố mỗi cạnh 5 tấc, sâu 3 tấc và lại cho phân chuồng và supe lân vào, tỷ lệ 5:1 tức là 5 phân chuồng thì một phân lân.
Đào hố hai bên gốc thanh long, cách gốc 1mét. Và bảy năm sau lại đào hố như thế ở hai bên đối diện.
Các hố phân dự trữ mới này sẽ giúp cho các gốc thanh long thọ đến 20 năm mà năng suất vẫn không giảm, do vậy mới gọi đây là kỹ thuật mới, hoàn toàn khác hẳn cách trồng thanh long cổ điển xưa nay.
Hỏi: Có cần bón phân vô cơ theo định kỳ hay không?
Đáp: Với kỹ thuật mới này thì phân hữu cơ (phân chuồng, phân rơm rạ) nếu áp dụng đúng phân vô cơ (phân hóa học như ure, NPK...) chỉ là phụ mà thôi.
Trong các quyển sách khác, tôi đã từng nêu vấn đề này, và đã có người gọi điện thoại đến, nói rằng phân hóa học có tác dụng nhanh hơn phân chuồng, có nên dùng không? Tôi đã đáp lại là dùng thì chỉ phí tiền thôi, vì kho phân dự trữ tùy theo loại cây mà sử dụng có khác nhau, tuy nhiên đã quá thừa cho loại cây đó, vì thế mà không cần đến phân vô cơ.
Tôi xin nói rõ là phân chuồng vẫn tốt hơn phân hóa học vì nó không làm chai đất, và nó không có vấn đề bạo phát bạo tàn.
Hỏi: Từ thời gian có nụ đến khi cho trái chín là bao nhiêu ngày?
Đáp: Từ khi xuất hiện nụ tới khi hoa tàn là 20 ngày, và từ khi kết quả đến khi quả ch ín là 22-25 ngày. Vì vậy thời gian từ khi ra nụ hoa, rồi kết quả, rồi đến khi thu hoạch là từ 42-45 ngày.
Đấy là theo phương pháp trồng thanh long theo lối cũ, còn theo lối mới có treo đèn thì thời gian nay còn 40-42 ngày mà thôi.
Cần nhớ là hoa thanh long là hoa lưỡng tính, tức vừa có nhị đực, vừa có nhị cái, côn trùng làm nhị cái thụ tinh và kết quả.
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 1)
Cây thanh long có nguồn gốc ở đâu? Cây thanh long có dễ trồng không? Muốn cây thanh long ra nhiều hoai đậu nhiều quả thì phải làm sao? Phương pháp mới là thế nào?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 2)
Các nọc thanh long trồng cách nhau bao xa? Mỗi mẫu tây đất (ha) trồng được bao nhiêu nọc thanh long? Có nên trồng xen các loại đậu, khóm (dứa) xen với thanh long không? Tại sao?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 3)
Mỗi năm thanh long có mấy đợt ra hoa? Trồng thanh long trong các nhà vải nilon có lợi ra sao? Làm sao phân biệt hoa đực và hoa cái? Mỗi cây thanh long có bao nhiêu cành?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 4)
Hom nên dài độ bao nhiêu? Nên chọn hom như thế nào? Một vườn thanh long chăm sóc tốt đạt bao nhiêu phần trăm trái xuất khẩu? Tiêu chuẩn trái xuất khẩu như thế nào?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 5)
Đèn hồng ngoại ở nước nào sản xuất mới tốt? Tại sao có hiện tượng trái thanh long bị nứt? Hạn chế việc nứt trái thế nào? Nên thu hoạch quả lúc nào?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 6)
Có cần tủ gốc thanh long không? Nên trồng các loại rau đậu quanh gốc thanh long để giữ độ ẩm không? Tủ gốc thanh long bằng vật liệu gì là thích hợp nhất?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 7)
Ủ phân chuồng trong hầm như thế nào? Có người còn bỏ thêm vào hầm như bánh dầu phọng (khô dầu lạt), vôi bột, có tốt hơn không? Ủ phân trên mặt đất cách nào tối ưu nhất?...
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 8)
Nên đặt hom sâu hay cạn? Hom dài 50cm và hom dài 70cm, loại hom nào tốt hơn? Tại sao hoa thanh long to thì tốt? Có khi nào hoa nhỏ lại cho trái to không, cách làm?
-
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng cây thanh long theo phương pháp mới (kỳ 9)
Nên giăng dây điện thế nào để treo đèn đạt kết quả tốt? Có mấy cách treo đèn? Việc treo đèn này thực hiện bao lâu? Còn treo đèn vào lúc nào nữa?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô