Bị phạt vì kiểu lập lờ nhãn mác phân bón đánh lừa nông dân
Chiều 24.12, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định số 49/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Vinh Quang, Phó Giám đốc Cty TNHH SX-DV-TM Trung Hiệp Lợi (gọi tắt là Cty) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón.
Vụ việc này xuất phát từ phản ánh của nông dân trồng cây thanh long trên 2 địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Gần đây, trên thị trường phân bón của địa phương xuất hiện 2 dòng sản phẩm NPK của Cty Trung Hiệp Lợi, có trụ sở tại số 40, đường Trần Ngọc Diện, phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM. Trên bao phân bón này có in hình biểu tượng “Con Ong”.
Tuy sản phẩm là nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng trên bao bì lại dùng chiêu lập lờ nhằm đánh lừa nông dân. Sản phẩm “Con Ong” NPK 30-9-9, phía trước bao bì ghi “Standard of USA”, tạm dịch là “tiêu chuẩn Mỹ”, mặt sau ghi nhãn phụ tiếng Việt, có nội dung “Sản xuất tại P.R.C; Nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và quy trình sản xuất dưới sự giám sát của kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn Svuolit”.
Chiêu ghi “Sản xuất tại P.R.C” khiến nông dân không tài nào biết là nước nào sản xuất. Chỉ đến khi Lao Động tra cứu thông tin, thì “P.R.C” là viết tắt của “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”. Đây là hành vi lập lờ, khiến đánh lừa người nông dân không tài nào nhận biết nước nào sản xuất.
Các kiểu lập lờ nhãn mác của Cty Trung Hiệp Lợi, khiến nông dân cứ tưởng mua được hàng phân bón xịn từ Châu Âu! Ảnh: Phùng Bắc.
Trong khi đó, phần tiếng Việt Cty này lại ghi rõ “Nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và qui trình sản xuất dưới sự giám sát của kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn Svuolit”, làm nhiều nông dân cứ tưởng đây là sản phẩm đến từ Châu Âu!
Chưa hết, sản phẩm NPK 15-9-20, mặt trước ghi là “Fertilization German”, nhưng mặt sau khác với bao bì của NPK 30-9-9, Cty này ghi tiếng Việt trên bao bì về “thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng”, nhưng bên dưới bao bì lại ghi tiếng Anh “Products introduced by Agro Baltic Gmbh; Add: Rungestrabe 17, D.18055 Rostock, Cộng Hòa Liên Bang Đức”.
Trong khi đó, thực chất dòng sản phẩm này lại nhập khẩu từ Trung Quốc về đóng gói tại Việt Nam. Cty cũng dùng chiêu lập lờ nhãn mác, bởi nông dân đọc vào chỉ biết đó là phân bón của nước Đức sản xuất.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận -Trần Đình Thắng trong Quyết định xử phạt Cty đã nêu: “Phạt 40 triệu đồng, biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tái chế đối với số lượng lô hàng phân bón German NPK 15-9-20+MgO-TE sản xuất ngày 16.4.2013, đang kinh doanh tại Đại lý phân bón Thanh Minh và các đại lý khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
Với kiểu lập lờ nhãn mác, đánh lừa nông dân của Cty Trung Hiệp Lợi (TPHCM), bà con nông dân cần cảnh giác đề phòng!
-
An Giang: Đề nghị xử phạt công ty sản xuất phân bón không giấy phép
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đang đề xuất UBND tỉnh xử phạt một công ty sản xuất phân bón 70 triệu đồng về hành vi sản xuất phân bón không có giấy phép...
-
Lâm Đồng xử phạt 3 cửa hàng kinh doanh phân bón kém chất lượng
Theo ông Kiều Xuân Việt, PGĐ Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lâm Đồng, Chi cục đã tiến hành xử phạt 3 cửa hàng về hành vi KD phân bón vi phạm...
-
Nếu không muốn bị phạt, khi mua phân bón phải kiểm tra...
Trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đang được, Ban soạn thảo đề xuất xử phạt đối với hành vi vi phạm sử dụng phân bón không có...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau