Nấm hồng
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh nấm hồng trên cây cà phê
- Gây hại nặng trên cà phê chè, trên cà phê vối xuất hiện rải rác. Bệnh phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và vườn cây rậm rạp, đặc biệt trong mùa mưa. Bệnh lây lan bằng bào tử theo gió mưa hoặc côn trùng.
- Tại Tây Nguyên, bệnh phát sinh từ tháng 6, 7; cao điểm vào tháng 9.
Đặc điểm, khả năng gây hại của nấm hồng
Bệnh nấm hồng do Corticium salmonicolor hại cây cà phê
- Đầu tiên trên quả hay cành có những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn.
- Lúc đầu nhẵn sau dầy lên và màu hồng càng rõ, trên mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn, đó là các bào tử của nấm.
- Vết bệnh phát triển dọc theo cành, lan sang quả dẫn đến cành chết khô, quả héo và rụng non.
Biện pháp quản lý bệnh nấm hồng trên cây cà phê
- Kiểm tra vườn cây vào đầu mùa mưa và cắt đốt các cành bệnh, cắt tỉa, tạo thông thoáng cho vườn.
- Khi bệnh hại nặng cần cắt bỏ những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy kết hợp phun luân phiên các loại thuốc: Sumi Eight 12.5 WP, Validacin 3L, 5L, Anvil 5SC hay hỗn hợp các hoạt chất (Propiconazole + Difenoconazole); (Azoxystrobin + Difenoconazole); (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
Bệnh nấm hồng trên cây xoài
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh nấm hồng trên cây xoài
- Bệnh thường phát triển trên những cây có tàn lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa nhiều. Nấm có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt như mít, sầu riêng…
Bệnh nấm hồng trên cành; (B) Bệnh nấm hồng trên thân cành.
Khả năng gây hại của bệnh nấm hồng trên cây xoài
- Bệnh gây hại trên thân, cành, nhánh. Đầu tiên, trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng, sau đó tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết ở vỏ thân hay nhánh.
- Khi nấm tấn công làm cho nhánh và thân bị mất dinh dưỡng, bệnh nặng làm nhánh khô và chết.
Biện pháp quản lý bệnh nấm hồng trên cây xoài
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
- Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh.
- Phun luân phiên các loại thuốc có hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
Bệnh nấm hồng trên cây cao su
Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng trên cây cao su
- Khi bệnh nhẹ, vỏ có giọt mủ chảy ra, tiếp theo những khuẩn ty giống như mạng nhện phát triển xung quanh.
- Gặp điều kiện, thuận lợi vết bệnh chuyển sang hồng nhạt và lan rộng, khuẩn ty phân bố dày đặc và nấm xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen.
- Nếu gặp điều kiện bất lợi nấm sẽ ngừng phát triển và sẽ hoạt động trở lại vào mùa mưa năm tới.
- Đây là thời đểm phòng trị hiệu quả nhất khi phát hiện các triệu chứng này trên vườn cây cao su.
Triệu chứng bệnh nhẹ
- Khi bệnh nặng, vết bệnh chuyển sang mầu hồng đậm, phần tán lá phíatrên chuyển qua vàng và héo rũ sau đó chết khô. Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng.
- Thời điểm này phun thuốc bệnh không bị tiêu diệt mà chúng bị ngừng phát sinh phát triển, tạm thời không phát bệnh ra mà ẩn vào trong thân cây, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh lại xuất hiện trở lại.
- Bệnh nhẹ thường phổ biến vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và bệnh nặng vào những tháng mưa dầm (tháng 9-10).
Triệu chứng bệnh nặng
Phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cao su
- Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su, kéo các cành cây cao su bị bệnh ra ngoài bìa lô đem đốt.
- Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón.
- Sử dụng thuốc Validacin 5L nồng độ 2%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,5% phun thuốc phủ trùm lên vết bệnh, rộng 20-30 cm, với chu kỳ 7-10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh không phát triển. Phát hiện và xử lý khi vết bệnh còn nhẹ sẽ đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, cũng như tránh lây lan.
Lưu ý về bệnh nấm hồng trên cây cao su
- Bệnh nấm hồng gây hại nặng vào mùa mưa trên cây cao su tuổi 3 – 10, vị trí thường gây hại ở chảng ba giữa thân chính và cành cấp 1.
- Ban đầu vết bệnh xì mủ ở vỏ thân, sau đó xuất hiện tơ nấm màu trắng nhạt, sau phát triển thành màu hồng, khi hại nặng tại vết bệnh vỏ thân rộp, nứt vỏ, chồi bất định phía dưới vết bệnh mọc ra, ngọn héo vàng và khô.
- Phòng trị hiệu quả, vào mùa mưa thường xuyên thăm vườn, quan sát thấy vết bệnh ở giai đoạn đầu xì mủ hay tơ nấm màu trắng nhạt dùng thuốc Validacine 5L phun trùm kín vết bệnh, phun định kỳ 2-4 tuần/lần, phun 2-3 lần/năm.
Bệnh nấm hồng (đốm hồng) trên cây sầu riêng
Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Đầu tiên, trên cành non xuất hiện những sợi nấm màu trắng.
Sau đó, những sợi nấm sẽ tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành
Đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành.
Cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô và chết.
Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm. Trồng cây mật độ hơi thưa.
Cắt bỏ cành chết và quét vôi hoặc bôi thuốc có gốc đồng lên vết cắt.
Sử dụng các loại thuốc như: Rovral 50WP, Nustar 40 EC, Validacin 5SC, Score 250 EC.
Admin tổng hợp