Lở cổ rễ
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh lở cổ rễ - Rhizoctonia sp. + Fusarium Oxysporum + Pythium sp.:
- Bệnh có thể do nhiều loài nấm gây ra như Rhizoctonia sp. + Fusarium oxysporum + Pythium sp.
- Chủ yếu gây hại trong vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Bệnh nặng hơn trong mùa mưa, không được xới xáo, đất bị ngập úng, chủ yếu trên cà phê 2 năm tuổi. Bệnh gây hại cả trong vườn ươm.
Triệu chứng, khả năng gây hại của nấm Rhizoctonia sp. + Fusarium Oxysporum + Pythium sp.:
Lở cổ rễ trên cà phê trong vườn ươm
Cây bệnh rễ bị thối đen, sinh trưởng chậm, lá vàng úa và rụng rất dễ nhầm với vàng lá do kém chăm sóc và thiếu dinh dưỡng. 1 phần cổ rễ (phần thân tiếp giáp với rễ cọc, cách mặt đất khoảng 20-30cm) bị khuyết dần vào trong (bị teo, khô thắt lại), sau đó vết khuyết sâu hơn, cây bị héo và ngã rạp. Đối với cây lớn, cây bị vàng, héo lá và chết.
Biện pháp quản lý bệnh lở cổ rễ - Rhizoctonia sp. + Fusarium Oxysporum + Pythium sp.:
- Chọn đất trồng có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp.
- Xới xáo và bón phân hữu cơ hoai mục.
- Cây con phải đủ tiêu chuẩn theo quy định. Trồng cây chắn gió.
- Tránh tạo vết thương phần gốc cây qua việc làm cỏ và đánh chồi sát gốc.
- Đối với cây bị hại nhẹ, sử dụng hỗn hợp (Metalaxyl + Mancozeb) tưới gốc, 10 ngày sau đó kết hợp bón Trichoderma để phòng trừ nấm bệnh. Phát hiện sớm và phun thuốc hóa học như Validacin 5L, 3L.
- Cây bị hại nặng cần nhổ bỏ và đốt tiêu hủy. Sau đó xử lý hố ở 15 ngày trước khi trồng lại bằng vôi bột 1kg/hố.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng