Đốm lá nhỏ trên ngô (bắp)
Triệu chứng bệnh đốm lá nhỏ trên cây ngô (cây bắp):
Bệnh đốm lá nhỏ trên cây ngô (cây bắp) do nấm Helminthosporium maydis Nisikado
- Bệnh phổ biến ở khắp các vùng trồng ngô (bắp) và trên tất cả các giống ngô (bắp) địa phương, ngô (bắp) lai. Mức độ gây tác hại của bệnh phụ thuộc vào từng giống, từng vùng và chế độ canh tác khác nhau: đối với 1 số giống ngô (Iova, Ganha 2, Gâng 5, Vijay) và một số giống ngô lai (LVN4, LVN 10, Q2) trồng ở một số chân đất xấu, do chăm sóc kém thì tác hại của bệnh rất rõ rệt, làm cây sinh trưởng kém, lá chóng tàn lụi, thậm chí cây con có thể chết, năng suất ngô giảm sút nhiều khoảng (12 - 30%).
- Bệnh gây hại chủ yếu ở phiến lá, bẹ lá và hạt.
- Bệnh gây hại từ khi cây có 2 – 3 lá cho đến hết thời kỳ sinh trưởng của cây. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, như mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng thành hình tròn, hoặc hình bầu dục nhỏ, kích thước vết bệnh khoảng 5 - 6 X1,5mm.
- Vết bệnh màu nâu, hoặc ở giữa hơi xám, có viền màu nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có màu quầng vàn. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá và giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng suất ngô (bắp).
Nguyên nhân bệnh đốm lá nhỏ trên cây ngô (cây bắp):
- Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis Nisikado gây ra. Thuộc họ Pleosporaceae, lớp Nấm Bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
- Có cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong, màu vàng nâu nhạt, có nhiều ngăn ngang, kích thước 162 - 487 X 5,1 - 8,9 Micromet.
- Bào tử phân sinh hình con thoi hơi cong, đa bào, có 2 - 15 ngăn ngang, thường 5 - 8 ngăn, màu vàng nâu nhạt, kích thước 30 - 115 X 10 - 17 micromet. Bào tử phân sinh hình thành thích hợp nhất ở nhiệt độ 20 - 30 độ C, nảy mầm trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng, thích hợp nhất ở 26 - 32 độ C, nhiệt độ quá thấp (<4 độ C) hoặc quá cao (>42 độ C) bào tử không nảy mầm.
- Sợi nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28 - 30 độ C, nhiệt độ tối thiểu 10 - 12 độ C, tối cao là 35 độ C, bào tử phân sinh có sức chịu đựng khá với điều kiện khô, nhất là khi bám trên hạt giống có thể bảo tồn được hàng năm.
- Bệnh thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô (bắp) xấu tức là những ruộng không có sự đầu tư thâm canh làm cho cây còi cọc, xấu sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được. Tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.
Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
- Bệnh đốm lá nói chung đều phát sinh phát triển mạnh, trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ấm áp, mưa ẩm nhiều nên bệnh thường tăng nhanh ở những giai đoạn cây đã lớn, nhất là khi cây có cờ trở đi.
- Tuy nhiên, trong những điều kiện cây ngô sinh trưởng kém, thời tiết bất lợi, cây mọc chậm, bệnh đều có thể phát sinh phá hại sớm hơn và nhiều hơn ngay từ giai đoạn đầu sinh trưởng (2 - 3 lá) cho đến chín.
Biện pháp phòng trừ đốm lá nhỏ trên cây ngô (cây bắp):
+ Sử dụng giống ngô (bắp) có khả năng chống chịu bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh.
+ Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/ 10kg hạt).
+ Những vùng thường bị bệnh nặng nên luân canh với các cây không phải là ký chủ của bệnh.
+ Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy và tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô (bắp).
+ Phun các loại thuốc Tilt 250ND và Anvil 5SC nồng độ 0,1% để phòng trừ bệnh trên đồng ruộng.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng