Bán giống lúa giả trục lợi người nông dân

Cây trồng liên quan: Cây lúa , Cây lúa

Lúa thương phẩm (lúa ăn) chỉ có giá 5.000 đồng/kg, khi được "phù phép" thành lúa giống, các cơ sở, thương lái bán lại cho nông dân với giá cao gấp 3-4 lần. Điều đáng nói, các loại lúa này chưa được kiểm định chất lượng, không có nhãn mác, thông tin...Ngoài các thương lái, một số cơ sở còn "núp bóng" doanh nghiệp để ký hợp đồng 'làm tin", bao tiêu đầu ra cho nông dân (?!) Thế nhưng, với giống lúa giả thì khả năng mất mùa là điều khó tránh khỏi.

Lại chiêu treo đầu dê bán thịt chó

Theo nguồn thông tin mà PV báo Đời sống & Pháp luật nhận được, thời gian qua, có một số doanh nghiệp, đối tượng chào bán nhiều loại lúa giống cho bà con ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn tập trung vào giống lúa RVT.

so với các giống khác) nên họ đang có cầu lớn với giống lúa này. Điển hình tại thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), gTheo tìm hiểu của PV, sở dĩ hiện nay loại lúa giống này đang được làm nhiều nhất là bởi, đây là giống lúa năng suất cao và bán được giá so với giống lúa khác. Cụ thể tại vụ Đông X vừa qua, các hộ nông dân trồng giống này đã “trúng” khi vừa đạt năng suất   bán được giá (cao hơn khoảng 1.000 đ

RVT đã chiếm hơn 70% diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện. Không chỉ tại Sóc Trăng, từ đầu năm 2016 đến nay, giống lúa này đang tạo nên cơn sốt cho bà con nông dân các tỉnh miền Tây. Nhiều địa phương đang ồ ạt trồng giống lúa này như 

Cà Mau, Hậu Giang... Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều thương lái, cơ sở đã tiến hành đóng gói lúa thương phẩm thành lúa giống RVT không bao bì nhãn mác, không chứng nhận hợp quy, không đảm bảo chất lượng... bán lại cho người nông dân với giá từ 15.000 đến 16.000 đồng/kg. Thậm chí, có thời điểm, giá còn bị đẩy lên tới 18.000 đồng/kg. 

Cà Mau, Hậu Giang... Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều thương lái, cơ sở đã tiến hành đóng gói lúa thương phẩm thành lúa giống RVT không bao bì nhãn mác, không chứng nhận hợp quy, không đảm bảo chất lượng... bán lại cho người nông dân với giá từ 15.000 đến 16.000 đồng/kg. Thậm chí, có thời điểm, giá còn bị đẩy lên tới 18.000 đồng/kg. 

Bên cạnh chiêu thức đóng gói bán trực tiếp cho người nông dân, nhiều cơ sở còn lợi dụng danh nghĩa là doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với hàng loạt nông dân. Điển hình như cơ sở L.V.L. ở TP. CầnThơ đã cung cấp lúa giống RVT cho hơn 200 hộ nông dân ở Hậu Giang với số lượng lên đến 40 tấn, bằng một “hợp đồng” hết sức lỏng lẻo. Theo nội dung “hợp đồng” này, người nông dân phải mua lúa giống với giá 15.000 đồng/kg và khi thu hoạch sẽ bán lại cho doanh nghiệp này với giá 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, thì “doanh nghiệp”

L.V.L. thực chất là một cơ sở chuyên chà xát lúa gạo tại TP. Cần Thơ. Cơ sở này đã thu gom lúa RVT thương phẩm và đóng bao bì rồi bán cho người nông dân. Trên bao bì của giống lúa này chỉ có dòng chữ “lúa RVT chất lượng cao”, mà không hề có thông tin nào khác, cũng như chuẩn hợp quy. Sau khi phát hiện, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đã lập biên bản và thu giữ số lúa nói trên. Tương tự như cơ sở L.V.L., các cơ sở đang tìm mọi cách bán lúa giống giả, kém chất lượng cho người nông dân. 

Bán giống kém chất lượng

Tương tự như L.V.L., theo điều tra của PV, tại Long An cũng có cơ sở M.T. chuyên đóng giả lúa giống RVT-21 bán cho nông dân khu vực ĐBSCL và nhận bao tiêu đầu ra. Hình thức này không khác gì của L.V.L. đã làm.Bà Nguyễn Thị Hai, ngụ Hậu Giang bày tỏ: “Thấy doanh nghiệp họ khẳng định, chất lượng lúa tốt, lại thêm có cam kết bao tiêu đầu ra nên nhiều người, chứ không riêng gì gia đình tôi mua lúa giống của họ”. Hệ lụy là nếu giống lúa cho năng suất thấp, kém chất lượng, cơ sở này cũng có lý do để “bẻ kèo” và thiệt hại lại thuộc về người nông dân. 

Nhận diện những nguy cơ

Ông Nguyễn Văn Đối, Chánh Thanh tra sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi biết được tại 3 huyện trên địa bàn tỉnh đang có doanh nghiệp xuống tận ấp và chúng tôi cũng đã có những cảnh báo với bà con nông dân. Từ đầu tháng Mười đến nay, cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện hơn 60 tấn lúa giống giả, kém chất lượng các loại. Thủ đoạn của các đối tượng này là dùng lúa thương phẩm để đóng gói thành lúa chất lượng cao và bán cho nông dân”. 

Theo tìm hiểu của PV, để qua mặt lực lượng chức năng, các cơ sở này đã tìm đủ cách để buôn bán. Ông T.V.H., chủ một cơ sở chuyên bán lúa giống ở quận Ô Môn nói: “Bán thì cứ để trên bao là lúa RVT thôi, không để lúa giống hay lúa thương phẩm gì cả. Khi nào ai hỏi mua thì bán, không thì thôi”.

Đại diện thanh tra sở NN&PTNT Cần Thơ thông tin: “Hiện nay, giống lúa RVT chưa được chuyển giao cho bất cứ cơ sở, doanh nghiệp nào ở Cần Thơ, do vậy 70 cơ sở, doanh nghiệp cung ứng lúa giống trên địa bàn cũng chưa được cấp phép để bán loại lúa giống này cho bà con nông dân. Nếu họ buôn bán thì đã vi phạm pháp luật. Chúng tôi sẽ tập trung thanh kiểm tra để xử lý tình trạng này, nhằm giảm thiệt hại cho bà con nông dân”.

Tuy nhiên, rất khó ràng buộc được trách nhiệm của các cơ sở này vì các hợp đồng bán lúa cho người nông dân có nhiều vấn đề. Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau nhận định: “Việc các thương lái, doanh nghiệp cam kết thu mua lúa hàng hóa RVT còn nhiều uẩn khúc, trong đó, không rõ ràng, không có hợp đồng mua bán có tư cách pháp nhân đầy đủ... nên chưa đảm bảo sự an tâm cho người nông dân trong sản xuất. “Việc mở rộng diện tích sản xuất lúa RVT cũng sẽ làm cho sản lượng của loại lúa này tăng, dẫn tới sẽ vượt cầu, dễ bị thương lái ép giá hoặc các doanh nghiệp, thương lái hủy bỏ thu mua với các hợp đồng lỏng lẻo”. 

Trước thực trạng trên, nhiều địa phương đã và đang có những khuyến cáo cho người nông dân, đồng thời áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên. Theo ông Thức thì: “Địa phương đã khuyến cáo người dân không nên mua lúa giống RVT trôi nổi trên thị trường, không có nhãn mác, chứng nhận hợp quy. Bên cạnh đó, Chi cục cũng phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt việc các thương lái, doanh nghiệp tập hợp nông dân để giới thiệu, quảng cáo lúa giống dưới mọi hình thức. Nếu muốn quảng cáo, giới thiệu phải được sự cho phép của sở NN&PTNT”.

Nguồn: T.T/doisongphapluat.com
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status