Triệu chứng và biện pháp phòng trừ bệnh hại Bạc hà
1. Bệnh gỉ sắt Bạc hà
- Do nấm: Puccinia menthal pers.
- Xuất hiện mùa xuân, đầu hè (nhiệt độ khoảng 22 - 24 độ, ẩm độ cao).
- Biểu hiện bệnh: Những đốm vàng trên lá, gây rụng lá, làm giảm sản lượng trên 50%, tế bào nấm màu da cam, tiêu điểm lõm hình chén, ký sinh trên 2, 3 ký chủ.
- Nguồn bệnh từ hom giống (thân ngầm, thời gian ủ bệnh 10 - 18 ngày).
- Biện pháp phòng trừ:
+ Kết hợp biện pháp hóa học và biện pháp canh tác.
+ Rửa sạch giống và sử lý thuốc diệt nấm.
+ Dùng S và vôi, nước tỷ lệ 1 - 5 % phun 300 - 400 lít/ha.
+ Phun selinon 1% hiệu lực cao nhất.
+ Chú ý luân canh hợp lý không liên canh nhiều năm, chú ý diệt cỏ và ký chủ truyền bệnh.
2. Bệnh phấn trắng
Xuất hiện vào tháng 4, 5. Phòng trừ: Phun karathane Wd 3,4 lần, 1 kg/500 lít nước cho ha. Khi có bệnh giảm bón đạm tăng cường bón lân.
3. Bệnh đốm vàng
Xuất hiện vào mùa hè, lá có những đốm tròn nâu thẫm, phòng trừ như đối với bệnh gỉ sắt.
4. Bệnh thối thân ngầm
Làm lá úa vàng, cây cằn cỗi, héo, giảm năng suất.
Chú ý: Để phòng trừ chung cho Bạc hà cần chú ý:
+ Không lấy giống ở ruộng Bạc hà bị bệnh.
+ Trước khi trồng phải rửa sạch, xử lý bằng CuSO4 0,5%.
+ Không trồng Bạc hà trên ruộng đã bị bệnh 2 năm.
+ Thương xuyên luân canh để hại chế nấm bệnh.
+ Ruộng bị bệnh phải nhổ cây đem đốt.
+ Trước thu hoạch 20 ngày không phun thuốc, làm ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dầu.
-
Kỹ thuật bón phân cho cây Bạc Hà
Phân bón là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của Bạc hà, Bón phân cân đối giúp cây sinh trưởng phát triển tốt chất lượng tinh dầu cao...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài