Tìm hiểu nguyên nhân cây bưởi bị vàng lá, chết cây và biện pháp khắc phục hiệu quả
Cây bưởi bị vàng lá là loại bệnh gây hại nghiệm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe của cây. Nếu không có biện pháp phòng và điều trị kịp thời thì sẽ khiến cây bị ảnh hưởng nặng có thể khiến cây bị chết.
Cây bưởi trồng được 2-3 năm tuổi bắt đầu có hiện tượng cây bị vàng lá, dần bị chết cây. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Thời điểm cây bị vàng lá nặng nhất là thời điểm cây ra đọt non, thời tiết nắng mưa thất thường cây rất dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy người trồng cần nắm rõ được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi để giúp cây luôn được khỏe mạnh. Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ với bạn đọc các nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi cây bưởi bị vàng lá giúp cây nhanh chóng khỏe mạnh.
Dấu hiệu cây bưởi bị vàng lá
Nguyên nhân cây bưởi bị vàng lá
Có nhiều nguyên nhân khiến cây bưởi của bạn bị vàng lá. Cây bưởi bị vàng lá có thể do tập quán canh tác, điều kiện môi trường, dịch bệnh và sâu bệnh đều có thể là nguyên nhân của lá vàng trên cây bưởi.
1. Nguyên nhân cơ giới gây ảnh hưởng đến cây bưởi
- Nguyên nhân đầu tiên khi nhắc tới cây bưởi, cây có múi bị vàng lá là do kỹ thuật trồng ban đầu chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, gây nên hiện tượng cây bị vàng lá.
- Thời điểm ban đầu khi trồng cây bưởi, người dân không đảm bảo được hệ thống thoát nước tốt, không làm hệ thống và cũng như không lên mô, lên luống cho cây dẫn đến khi trời mưa hoặc tưới nước cho cây bị đọng lại nước dẫn đến cây bị úng nước, thoát nước không kịp dẫn đến rễ cây bị thối làm cho lá bị vàng và dần chết cây.
- Khi vào mùa mưa nhiều ngày liên tục đất bị ngập úng dẫn đến hiện tượng cây bị chết rễ dẫn đến cây bị suy, vàng lá và chết cây. Đây là lý do vì sao cây lớn lên rồi mà bị chết cây.
- Những năm đầu cây chưa mang quả sức đề kháng của cây còn rất tốt, nhưng đến giai đoạn cây mang quả, lúc này cây tập chung dinh dưỡng để nuôi quả, sức đề kháng của cây bị yếu đi và dễ dẫn đến cây bị sâu bệnh hại xâm nhập vào cây.
Biểu hiện của bệnh vàng lá do cây bị ngập úng nước
* Biện pháp khắc phục
- Để cây luôn được đảm bảo về sự thoát nước, trước khi trồng cần làm kiên cố hệ thống thoát nước cho vườn bưởi. Làm một đường mương rộng 0,5-1m, sâu khoảng 1m để giúp thoát nước tốt cho cây. Lượng đất được đào ra từ mương có thể bồi đắp làm mô và luống cho cây được cao lên.
- Tại những vị trí trồng cây nên lên những mô đất cao khoảng 50cm và đường kính cao khoảng 1m và trồng lên những cái mô đó. Khi mưa xuống nước sẽ thoát theo đường mương đã được đào sẵn và thoát đi.
- Khi tạo mô và luống cho cây bưởi và cây có múi thì bộ rễ sẽ nằm trên mặt sẽ giúp cây không bị đọng nước gây ngập úng cho cây, thì cây sẽ không bị vàng lá. Nên tạo mặt luống cao và các mô luống cao hơn mặt luống sẽ giúp cây thoát nước nhanh hơn.
2. Vàng lá do dịch bệnh tấn công cây bưởi
- Bệnh vàng lá trên cây bưởi thường xuất hiện do một số loại nấm gây hại tấn công như nấm Phytophthora gummosis (thối chân), thối rễ Phytophthora (gây ra bởi cùng một loại nấm như gummosis) và bệnh thối rễ Armillaria (nấm rễ sồi). Phytophthora gummosis – Phytophthora gummosis.
* Triệu chứng cây bị vàng lá do nấm bệnh gây ra
- Toàn bộ lá bưởi bị vàng, từ phiến lá đến gân lá, dễ bị gãy rụng, ở thời điểm cây mới phát bệnh thì những lá già rụng trước, sau đó đến những lá non phía trên rụng sau. Lúc ban đầu cây bị vàng một vài nhánh sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá cây.
- Bệnh vàng lá trên cây bưởi còn xâm hại trên cả rễ cây, làm cho rễ bị thối nâu, vỏ rễ bị tuột ra khỏi lõi. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời.
* Biện pháp phòng bệnh vàng lá cho cây bưởi do nấm xâm nhập
- Cây bị vàng lá do nấm bệnh thường là do kỹ thuật trồng và chăm sóc không đảm bảo, để hạn chế cây bị vàng lá do nấm bệnh người trồng cần đảm bảo:
+ Chọn cây giống sạch bệnh, to khỏe, những giống có khả năng kháng lại bệnh hại tốt hơn.
+ Thường xuyên thăm vườn để tiện cho công việc chăm sóc và theo dõi tinh hình sinh trưởng của cây, đồng thời phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây và có biện pháp sử lý tốt nhất.
+ Xới đất, làm cỏ và đắp mô đất xung quanh gốc cây để tạo sự thông thoáng cho gốc cây, tránh làm nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
+ Trồng cây với mật độ phù hợp theo đúng kỹ thuật trồng, không nên trồng quá dày khiến cho cây dễ bị bệnh vàng lá xâm nhập.
Bệnh vàng lá trên cây bưởi do nấm bệnh gây nên
3. Cây bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng
- Một số trường hợp cây bưởi bị vàng lá có thể là do cây bị thiếu một số loại vi lượng như do thừa sắt, mangan, CH4 hoặc axit hữu cơ,…
- Cây bưởi bị vàng lá cũng có thể là do thiếu sắt do độ pH của đất cao, phốt pho cao hoặc hàm lượng sắt thấp. Điều này thường xảy ra vào mùa xuân khi nhiệt độ đất lạnh và làm cho lá chuyển sang màu xanh nhạt sang màu vàng. Biện pháp phòng trừ là nên khử chua hoặc khử kiềm, bổ sung các nguyên tố vi lượng bằng các loại phân trung vi lượng.
Bệnh vàng lá do thiếu dinh dưỡng (thiếu Sắt, đạm)
4. Biện pháp tổng hợp để phòng bệnh vàng lá cây bưởi
- Để cây bưởi luôn được khỏe mạnh, hạn chế hiện tượng vàng lá, rụng lá trên cây thì cần có biện pháp xử lý thoát nước tốt, hệ thống kênh mương cho vườn bưởi phải được kiên cố. Tránh để cho cây bưởi bị ngập úng nước vào mùa mưa, đồng thời kết hợp tưới phun nước phù hợp cho cây bưởi hợp lý để hạn chế được sâu bệnh hại tấn công trên cây bưởi.
- Cân đối lượng phân bón cho cây cũng như sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng và cây tăng sức đề kháng cho cây.
- Định kì vun xới đất quanh từng gốc để giúp lớp đất được thông thoáng hơn nhất là sau những trận mưa lớn. Để trống một phần cổ rễ chính chỉ phủ đất ở vùng ngọn rễ nơi kết tụ nhiều rễ con.Việc này giúp tăng cường ánh sáng đến bộ rễ giúp giảm thiểu sự phát triển của nấm bệnh gây bệnh vàng lá trên cây bưởi.
- Với những cây bưởi chớm bị bệnh vàng lá cần phun một số loại thuốc hóa học như Norshield 58WP, Mataxyl 500WP, Aliette 800WG. Để thuốc dễ ngấm bạn nên tiến hành xới nhẹ lớp đất mặt và tưới nước thật đầy đủ để toàn bộ rễ được ngấm nước tưới giúp thuốc dễ ngấm xuống. Chế độ phun khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau khoảng nửa tháng.
Trên đây là những chia sẻ về các nguyên nhân và cách phòng và điều trị bệnh vàng lá trên cây bưởi một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn đọc thành công, luôn có những vườn bưởi khỏe mạnh!
-
Bán Super Kali Humate 09F (Tan 100%) - Humic: 65-75%; K2O: 10-12%; Fulvic: 15-20%
Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn, ngộ độc thuốc BVTV, ngộ độc dinh dưỡng...
-
Biện pháp kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả cho cây bưởi da xanh
Kích thích ra hoa: Phun paclobutrazol: Thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Phun paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000 - 1.500ppm, phun dung dịch hóa chất...
-
Cách bón phân cho cây bưởi diễn để quả ngon, ngọt
Là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến độ ngọt của bưởi. Tùy theo độ tuổi của cây mà có thể điều chỉnh lượng phân sao cho phù hợp. Trường hợp cây được 8-10 năm tuổi,
-
Bán Axit Fulvic 95% (Fulvic Acid) tan trong nước
Axit Fulvic: 95%; bột màu vàng nhạt đến màu vàng nâu; có thể tan trong nước ở hầu hết các nồng độ pH (axit trung tính và kiềm). Có thể được sử dụng trực tiếp vào đất, hoặc phun
-
Biện pháp xử lý lộc đông trên cây bưởi giúp bưởi đạt năng suất và chất lượng
Hạn chế được lộc đông trên cây bưởi ra nhằm giúp cho cây cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi quả, giúp đạt năng suất và chất lượng quả cách tốt nhất