Thiết kế vườn ươm cây giống: các loại mai, cây cảnh, bonsai
Xác định nhu cầu cây giống cho sản xuất gia đình tùy vào điều kiện kinh tế gia đình.
Tùy vào kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc của gia đình.
Dựa vào tình trạng kinh tế gia đình.
Chọn loại cây giống, hạt giống cây cảnh tốt đem về chuẩn bị nhân
Chuẩn bị đất ươm, bầu ươm, môi trường ươm và điều kiện cho các phương pháp nhân giống.
Xử lý hạt giống, chọn cành chiết, chọn cành để ghép.
Gieo hạt trên luống, thực hiện chiết cành, ghép cành.
Chăm sóc cây con, cành ghép - gốc ghép sau ghép
Chọn cây đạt yêu cầu đem trồng ra vườn sản xuất của gia đình
1. Yêu cầu về địa điểm xây dựng vườn ươm
Chọn nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn giống phong phú, sản xuất đa dạng, dễ tiêu thụ, nhân dân có nhiều kinh nghiệm tốt trong canh tác… nhất là những vùng có truyền thống trồng và sản xuất giống lâu đời.
Thành lập vườn với quy mô lớn cần phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố để bảo đảm được sinh trưởng phát triển, và kế hoạch nhân giống của cơ sở. Các bước cần thiết để thành lập vườn nhân giống gồm có:
-
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa hình
Địa hình bằng phẳng có độ dốc không quá 5o tùy điều kiện từng nơi mà chọn hướng dốc, độ cao cho phù hợp. Hướng dốc ảnh hưởng tới điều kiện tiểu khí hậu và sự ảnh hưởng còn phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao so với mặt biển.
-
Điều kiện đất đai
- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ pha cát đến thịt nhẹ kết cấu tơi xốp, thoáng khí.
- Đất có độ phì cao, đủ ẩm. Mực nước ngầm đối với đất cát pha cao từ 1,5-2,0 m (tùy từng loại cây mà chọn mực nước ngầm cho phù hợp).
- Độ pH thích hợp với đa số loài cây ăn quả là đất trung tính.
- Đất sạch cỏ dại không có đá lẫn.
- Cần điều tra trước khi lập vườn ươm và xử lý đất để diệt sạch mầm mống sâu, bệnh.
-
Điều kiện kinh doanh
- Vườn ươm đặt gần nguồn nước sạch và đáp ứng đủ yêu cầu về nước tưới cho cây trong cả mùa khô và sinh hoạt cho công nhân.
- Địa điểm vườn ươm đặt nơi trung tâm trồng để đỡ công vận chuyển và gây tổn hại cho cây.
- Ngoài ra vườn ươm nên đặt gần đường giao thông.
Tùy tình hình cụ thể từng nơi để chọn một số điều kiện thích hợp nhất vì trong thực tế rất ít nơi thỏa mãn tất cả các điều kiện trên.
2. Vị trí, độ cao vườn ươm cây cảnh
2.1. Vị trí vườn ươm
Vị trí vườn ươm (tối kỵ) bị ngập úng. Vì vậy, nền của vườn ươm bao giờ cũng phải cao hơn những nơi chung quanh để tránh nước đọng lại làm thối cành giâm hoặc cành chiết,…
2.2. Vườn ươm phải thông thoáng
Chúng ta nên chọn vị trí vườn ươm ở những nơi có gió nhẹ, để không khí lưu thong đều trong vườn, để không khí không bị "tù". Những chỗ ít thông thoáng, cành giâm và chiết thường bị nấm, vi khuẩn gây bệnh. Những chỗ có gió quá mạnh sẽ làm độ ẩm không khí trong vườn giảm nhanh, có thể làm cành giâm và chiết bị khô.
Do đó, nếu vị trí không đạt yêu cầu thì chúng ta phải linh động tạo ra những yếu tố cần thiết. Ví dụ: Nếu không thông thoáng thì phải dùng đến quạt gió, nếu gió quá mạnh thì phải dùng lưới che chắn chung quanh để cản bớt. Thậm chí việc che chắn còn có thể linh động theo tình hình của từng ngày.
2.3. Ánh sáng và giàn che nắng của vườn ươm cây cảnh
Do cành giâm bị cắt rời khỏi thân cây mẹ, nên ánh sáng gắt quá (cường độ cao) cành sẽ không sống được. Ngược lại thì những chỗ không có ánh sáng mặt trời rọi vào (nhất là lúc sáng sớm) thì cũng không đạt yêu cầu (cây sẽ mọc yếu ớt), trừ khi dùng đèn điện để tạo ánh sáng.
Nên làm giàn che để “giảm” bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào khi nắng gắt. Tỷ lệ nắng còn khoảng 30% kể từ khoảng 8 giờ sáng đến khoảng 16 giờ chiều.
Nếu diện tích nhỏ (khoảng 20 m2) thì mái che có chiều cao khoảng 2,4 m. trường hợp diện tích lớn thì nâng chiều cao mái che lên (mái che cao giàn sẽ thoáng và ánh sáng sẽ phát tán đều). Theo kinh nghiệm, khi giàn ươm đã làm xong, không nên vội vàng ươm hàng loạt ngay mà phải ươm thử một ít, nhằm kiểm tra xem có đạt yêu cầu không (nhất là trong những ngày nắng gắt).
Cách kiểm tra là tiến hành ươm 5 - 10 chậu, cành giâm cứ để lá toàn bộ. Sau đó, tưới nước cả vườn ươm như thể đang chăm sóc cả vườn ươm. Nếu 2 - 3 ngày sau các lá của cành giâm thử chuyển sang màu vàng nhưng không bị khô thì đạt yêu cầu. Còn ngược lại lá bị héo khô là không đạt yêu cầu. Trường hợp này, cần phải xem lại lý do nào độ ẩm không khí không đạt yêu cầu.
Cây còn nhỏ hoặc khi giâm cành, do cành giâm bị cắt rời khỏi thân cây mẹ, nên ánh sáng gắt quá (cường độ cao) nó sẽ không sống được. Ngược lại thì những chỗ không có ánh sáng mặt trời rọi vào (nhất là lúc sáng sớm) thì cũng không tốt (cây sẽ mọc yếu ớt), trừ khi dùng đèn điện để tạo ánh sáng.
2.4. Làm luống (liếp) ươm
Luống ươm có chiều dài tùy theo giàn ươm, nhưng chiều rộng chỉ nên tối đa khoảng 1,2m, nhằm tạo thuận lợi cho thao tác khi chăm sóc. Về chiều cao của luống, miễn sao đừng bị đọng nước là được.
San phẳng mặt luống, trên mặt bằng của từng luống nên phủ về mặt bằng cát để giữ ẩm (nếu có cỏ mọc cũng dễ nhổ tận gốc). Lớp cát nên thấp hơn vòng bao chung quanh (viền) để làm chỗ dựa cho bao nylon hoặc chậu không bị ngã.
2.5. Vườn ươm cây cảnh cố định
Đây là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm.
- Loại vườn ươm được xây dựng quy mô, ở đây có đầy đủ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ, có các công trình kiến thiết cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục vụ sản xuất.
- Loại vườn ươm được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu trên quy mô lớn mang tính chất quốc gia, liên vùng, liên tỉnh.
2.6. Vườn ươm cây cảnh tạm thời
Loại vườn ươm này thực hiện nhiệm vụ nhân giống là chủ yếu, các hộ sản xuất nhỏ thường sử dụng loại vườn nhân giống này. Vì nó có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp đủ giống cho sản xuất, và phù hợp điều kiện, trình độ người nông dân.
Các loại chậu, túi nhựa giỏ tre dùng ươm, trồng cây
Sử dụng loại nào cũng được, nhưng cần chú ý đến các chi tiết sau:
Không nên dùng loại có kích cỡ quá lớn (sẽ gây úng nước sau này và hao chất trồng, chiếm chỗ nhiều). Do cành mai không lớn, nên chúng ta chỉ chọn loại có chiều cao tối đa khoảng 10 cm và miệng chậu tối đa cũng cỡ 10 cm.
Nếu dùng túi nylon (nhựa), chúng ta nên chọn loại có màu đen (màu trắng hoặc màu khác có độ trong suốt, sau này rêu xanh phát triển). Túi nylon phải được bấm 8 - 10 lỗ ở phần đáy chậu.
3. Chất trồng (giá thể) cây cảnh giai đoạn vườm ươm
Nói chung chất trồng trong chậu ở giai đoạn ươm cành cần phải giữ ẩm (nhưng không được đọng nước trong một thời gian dài 4 - 5 tháng). Do đó, chất trồng, chúng ta nên dùng một trong các loại sau:
+ Tro trấu: Tro trấu là một loại chất trồng rất tốt, do nó đạt các yêu cầu nói trên. Nhưng chú ý tro trấu phải đen (dạng than trấu), càng to càng tốt. Vì bị nát (nhuyễn) sẽ làm cho úng nước và phải để hơn một tuần (kể từ khi lấy ra khỏi lò đốt). Nếu lấy ra sử dụng ngay sẽ làm chết cành giâm (kể cả tưới nước cho nguội).
+ Bột xơ dừa: Bột xơ dừa dùng để ươm cành khá tốt. Nhưng nó có nhiều chất “chát” và có trường hợp bị mặn dễ làm hư cây. Để khắc phục những vấn đề này, chúng ta nên ngâm bột xơ dừa trong nước khoảng 1 - 2 ngày. Sau đó vắt cho ráo nước rồi đổ vào chậu. Do bột xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất cao. Vì vậy, khi đổ bột xơ dừa vào chậu phải nén hơi chặt (dẽ).
+ Cát: Cát xây dựng (loại xây) có hạt to vừa phải, dùng ươm cành chiết, cành giâm rất tốt. Vì chúng giữ ẩm nhưng không gây đọng nước (không nên dùng cát vùng có nước mặn).
Giai đoạn đầu chỉ cần điểm tựa để khi rễ mọc ra có chỗ mà bám vào ổn định và cần độ ẩm của không khí để cành không bị teo tóp lại.
-
Có nên bón phân cho cây cảnh giải đoạn vườn ươm?
Chỉ khi nào cành giâm có rễ và lá thì lúc đó nó mới hút nước và phân bón, lúc đó mới bón phân.
Việc bón phân vào giai đoạn vườn ươm chẳng những vô ích mà còn có thể làm cành giâm bị chết vì các chất hóa học hoặc nấm mốc,…có trong phân bón xâm nhập vào vết cắt.
Loại đất này đã được diệt trùng và trộn đủ dinh dưỡng cây trồng cho nhu cầu của cây kiểng, khi trồng không cần bổ sung thêm phân bón, đất chuyên dùng phù hợp cho những người không có kinh nghiệm về phân bón, và không có thời gian để phối trộn.
-
Bón phân cho cây cảnh: Nguyên tắc 4 nhiều, 4 ít, 4 không và 2 kỵ
Bón phân là một trong những biện pháp quan trọng của việc trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp...
-
Đặc điểm các loại cây cảnh phổ biến tại Việt Nam
Giới thiệu một số cây cảnh (bonsai) phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm cơ bản về ngoại hình một số loại cây cảnh. Một số chú ý khi chăm sóc và tạo dáng cho từng loại cây cụ thể...
-
Kỹ thuật nhân giống cây cảnh, hoa cảnh từ hạt
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón