Tác dụng của cây dứa dại đối với sức khỏe và những điều cần lưu ý khi sử dụng dứa dại
Dứa gai là cây trồng phổ biến ở nước ta đối với các vùng nông thôn và các vùng ven biển. Loại cây này có rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng phần lớn người dân Việt Nam chưa biết đến hết công dụng của quả dứa gai cũng như cách sử dụng nó cho đúng cách. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
1. Cây dứa dại là gì?
Cây dứa dại có tên khoa học là Pandamus tectorius Sol, thường được gọi với các tên khác nhau như: dưá gai, dứa núi, dã ba la, sơn ba la,... Thuộc họ Pandamus (Dứa dại).
2. Đặc điểm của cây dứa dại
- Dứa dại là cây thuốc rất quý. Chiều cao trung bình từ 3-4m, phân nhánh ở ngọn. Có nhiều rễ phụ rủ xuống đất, lá mọc thành chùm ở đầu nhánh, lá dài khoảng 1-2m, mép lá có nhiều gai sắc nhọn, chính giữa là có một đường gân.
- Cụm hoa mang quả sẽ phát triển thành khối có hình dạng giống với quả trứng, có cuống, dài 15-20cm, quả dứa dại có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng. Quả hạch phẳng, có góc cạnh và ở đỉnh tạo thành hình bướu, có nhiều hốc, nhiều cạnh.
Đặc điểm thực vật của cây dứa dại
3. Phân bố và thu hoạch cây dứa dại
- Ở nước ta hiện nay cây được trồng và mọc hoang dại rất nhiều, đặc biệt là những nơi như: các bãi đất ẩm có cát, ven biển, dọc bờ ngoài nước mặn hoặc dọc bờ ao trên đất liền. Những nơi được trồng nhiều cây dứa dại là: Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai,...
- Cây dứa dại cũng được rất nhiều nước quan tâm và được trồng rất nhiều ở các nước trên thế giới như: Srilanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc,...
- Rễ cây được thu hoạch quanh năm, khi rễ còn non chưa rủ cắm xuống đất là tốt hơn. Sau đó rửa sạch, thái lát vào bảo quản bằng cách sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần màu trắng của cuống lá khi còn non có thể dùng để ăn. Quả của cây dứa dại sau khi thu hoạch sẽ được thái mỏng và phơi khô.
4. Thành phần hóa học của cây dứa dại
- Thành phần hóa học cụ thể thì chưa có tài liệu nghiên cứu nào tìm ra cụ thể chỉ biết hạt phấn và lá bắc. Tuy nhiên, hoa của cây dứa dại có chứa rất nhiều tinh dầu benzyl và người ta thường lấy hạt chưng cất hạt của phấn hoa và lá bắc để lấy hương liệu và nước thơm.
- Theo đông y, phần đọt non của cây dứa dại có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng rất tốt cho việc giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Quả của cây dứa dại có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để cường tâm, ích huyết, giải rượu, tiêu đờm… Rễ cây có tính mát, vị ngọt nhạt và hoa có tính lạnh, vị ngọt có công dụng điều trị tiêu chảy do nhiệt độc, trừ thấp nhiệt.
Xem thêm - Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ) |
5. Công dụng của từng bộ phận trên cây dứa dại
5.1. Rễ dứa dại
- Chữa mất ngủ, viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại sắc uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30g.
- Chữa tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng, nóng: Rễ dứa dại 20g, rau dừa nước 20g, râu ngô 20g, trần bì 6g, mã đề 8g, cỏ mần chầu 6g, cam thảo nam 6g. Sắc uống. Chia 2 lần, uống trong ngày.
- Thông tiểu, trị tiểu ra sỏi: Rễ dứa dại 12g, đọt non dứa dại 20g, rễ dứa thơm 15g. Sắc uống.
- Trị viêm đường tiết niệu: Rễ dứa dại 16g, ý dĩ nhân 16g, trạch tả 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g. Sắc uống.
- Chữa phù thũng: Rễ dứa dại 8g rễ, vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g. Sắc uống.
5.2. Lá dứa dại
- Chữa cảm nóng, nhức đầu: Lá dứa dại 30g, rau má 40g, cỏ mần trầu 20g, lá tre 20g, lá sắn dây 20g, lá duối 20g. Sắc uống ngày 2 lần.
- Chữa cảm lạnh: Lá dứa dại 30g; gừng, hành, tỏi mỗi vị 20g. Sắc uống, uống nóng. Uống xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
- Chữa thấp khớp: Lá dứa dại 30g, củ dứa dại 20g, cà gai leo 20g, cỏ xước 40g, lá lốt 20g, bồ công anh 20g. Sắc uống.
- Chữa viêm da, mẩn ngứa: Lá dứa dại 20 - 30g, rau má 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 20g, vòi voi 20g, sâm đại hành 40g, dây tơ hồng xanh 40g. Sắc uống.
Công dụng của lá dứa dại
5.3. Quả dứa dại
- Thuốc giải nhiệt và trị ho: Quả dứa dại tươi 200g (quả khô 50g) sắc uống.
- Chữa xơ gan, cổ trướng: Quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g sắc uống.
- Chữa viêm gan mạn tính: Quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống.
Công dụng quả dứa dại
5.4. Hạt dứa dại
- Chữa trĩ, viêm tinh hoàn: Hạt dứa dại 60g, sắc uống.
- Trị sỏi thận: Hạt dứa dại 15g, hạt chuối hột 12g, kim tiền thảo 18g. Sắc uống.
5.5. Đọt non dứa dại
- Chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g. Rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, có thể thêm đường cho dễ uống.
- Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa đinh râu: Đọt non dứa dại, lá đinh hương, mỗi vị 40g, giã nát, đắp ngoài.
Đọt non cây dứa dại
6. Những lưu ý khi sử dụng cây dứa dại làm thuốc
- Cây dứa dại mang lại rất nhiều hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại cây này cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể. Để tránh những ảnh hưởng không đáng có, khi sử dụng cây dứa dại các bạn phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Quả dứa dại chỉ có tác dụng chữa viêm gan siêu vi và viêm gan cấp chứ không phải tất cả các loại bệnh về gan, vì vậy không nên quá lạm dụng về cây dứa dại chữa bệnh.
+ Nếu không có sự hướng dẫn của thầy thuốc thì không nên sử dụng cây dứa dại vì lớp phấn trắng ở có chứa độc tố, nếu không được bào chế đúng cách mà vẫn sử dụng trong một thời gian dài có thể không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn mà còn gây ra ngộ độc, viêm thận thậm chí là phản tác dụng.
Trên đây là những thông tin về cây dứa dại cũng như các công dụng và lưu ý khi sử dụng cây dứa dại, mong rằng nó sẽ hiểu ích cho các bạn đọc.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau cần tây cho năng suất, giá thành cao
Để trồng được rau cần tây cho năng suất và chất lượng cao thì bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề liên quan đến điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất trồng và thời vụ trồng.
-
Mô hình và kỹ thuật trồng rau trên sân thượng (Phần 1)
Trồng rau trên sân thượng không còn mấy xa lạ đối với các hộ gia đình thành phố. Nhưng thiết kế vườn trồng và kỹ thuật trồng rau lại gặp khó khăn đối với những hộ gia đình mới bắt đầu làm.
-
Mô hình và kỹ thuật trồng rau trên sân thượng (Phần 2)
Thay vì bỏ không sân thượng, bạn có thể tận dụng phần không gian này để thiết kế vườn rau sân thượng với những giá trị to lớn. Việc trồng rau trên sân thượng và nên trồng rau gì bạn đọc cùng tham khảo.
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe