Sâu đục thân mình hồng lớn, bướm cú mèo
Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục của sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 4-6 ngày, sâu non 21-29 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Mỗi ngài cái đẻ khoảng 70-100 trứng.
Trứng và sâu non sâu sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp.
Nhộng và trưởng thành sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp.
- Triệu chứng gây hại: Sâu non phá hại vào mùa mưa, mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá hại trên mía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặm bên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo.
Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp.
+ Chặt, cắt bỏ ổ sâu định kỳ kể từ đầu vụ mía & giữ cho ruộng luôn sạch cỏ. Diệt chồi vô hiệu ở giai đoạn mía 7 - 8 tháng tuổi, hạn chế sâu đẻ trứng, nhân nhanh số lượng.
+ Ruộng trồng mới: Bón lót Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H cùng với phân lót ngay khi trồng, liều lượng dùng khoảng 30 - 45 kg/ha.
+ Rải thuốc Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H ở giai đoạn bị hại nặng hoặc đầu giai đoạn vươn lóng mạnh hoặc 90 ngày sau trồng, liều lượng dùng khoảng 35-40 kg/ha, rải dọc theo hàng mía, dùng cuốc cày vun lấp thuốc, sau đó tưới ẩm nếu cần. Có thể trộn 30 kg thuốc Diaphos 10 H + 50 kg cát, sau đó rắc thuốc lên ngọn lá ở giai đoạn mía vươn lóng mạnh. Tập trung thuốc rắc cho những cây bị hại.
Thả ong kén trắng Cotesia sesamiae hoặc Ong đen Telenomus sp. ký sinh sâu non ở giai đoạn rộ hoặc mía bị hại nặng, liều lượng thả khoảng 5.000 ong/ha/lần thả. Thả 2 lần cách nhau 1 tháng.
Ong kén trắng Cotesia flavipes Cameron
Ong đen Telenomus sp. - Ổ trứng sâu mình hồng bị ong đen ký sinh
Ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus howardi Oliff và nhộng sâu mình hồng bị ong Tetrastichus howardi kí sinh