Sâu đầu đen hại dừa
Hiện tại, sâu đầu đen xuất hiện nhiều tại các vườn dừa trong tỉnh Trà Vinh do điều kiện thời tiết nắng nóng thuận lợi cho việc sinh trưởng. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa của người dân vẫn chưa thực sự hiệu quả. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh cho biết hiện tỉnh có 34,5 ha dừa bị sâu đầu đen gây hại và có chiều hướng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Nhiều tán dừa khô héo, cây dừa bị đốn bỏ gần hết, chỉ còn trơ trọi vài tàu lá non.
1. Đặc điểm sinh học sâu đầu đen
- Hình thái:
+ Trứng: Màu trắng ngà, hình oval, đẻ trên mặt dưới lá dừa.
+ Sâu non: Màu trắng khi mới nở, sau chuyển xanh lục rồi nâu đen khi trưởng thành, dài 15-20 mm.
+ Nhộng: Màu nâu sẫm, dài 10-15 mm, nhộng trong kén tơ trên lá dừa.
+ Thành trùng: Bướm màu nâu xám, sải cánh 20-25 mm, cánh trước có đốm nâu đen.
- Vòng đời:
+ Trứng: Nở sau 3-5 ngày.
+ Sâu non: Lột xác 5-6 lần trong 20-25 ngày.
+ Nhộng: Kéo dài 7-10 ngày.
+ Thành trùng: Sống khoảng 7-10 ngày.
- Điều kiện phát triển:
+ Thường xuất hiện và gây hại nặng vào mùa khô, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, độ ẩm cao.
2. Cách thức gây hại của sâu đầu đen
- Sâu đầu đen gây hại theo cách ấu trùng cao phân biểu bì ở mặt dưới của lá nhờ tro bao phủ quanh cơ thể kết dính phân và các mảnh vụn và gây hại lá. Sâu thích ăn các lá trưởng thành từ phần dưới lên trên ở những cây dừa lâu năm. Khi ăn hết lá già chúng sẽ tấn công các tàu lá bên trên, thậm chí tấn công luôn cả vỏ trái.
3. Biện pháp phòng trừ sâu đầu đen
- Biện pháp canh tác:
+ Cắt tỉa những lá bị hại và cây ký chủ, đem tiêu hủy bằng cách đốt hoặc ngâm nước để giảm mật độ sâu hại.
+ Đảm bảo vệ sinh vườn dừa, loại bỏ các mảnh vụn cây trồng bị nhiễm sâu.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn và sử dụng các loại thiên địch để quản lý, tiêu diệt sâu đầu đen như ong ký sinh, kiến vàng, bọ đuôi kim.
+ Một giải pháp an toàn được nhiều nhà vườn ưa chuông là sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis phun định kỳ từ 7 – 10 ngày 1 lần.
- Biện pháp hóa học:
+ Sử dụng thuốc Emamectin benzoate 1.92 % EC theo bốn nguyên tắc đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều và đúng cách.
+ Không sử dụng nước có độ mặn trên 0,5 phần ngàn để pha thuốc.
+ Không phun ngừa khi chưa phát hiện triệu chứng gây hại.