Sâu đục ngọn, đục quả

Cây trồng bị hại: Cây đào
Tên khoa học: Anarsia lineatella Zeller

Họ: Lepidopterous

Triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn, đục quả đào Anarsia lineatella Zeller

Sâu đục ngọn đào thường gây hại khi các đợt lộc phát triển khoảng 5 - 10 cm (5 - 18 ngày trong điều kiện thời tiết ấm, sau khi đào ra hoa và rụng hoa). Sâu đục vào ngọn non của cây đào làm ngọn bị héo rũ, sâu đục ngọn đào cúng chính là loại sâu hại trái đào.

Sâu đục ngọn đào thường gây hại khi các đợt lộc phát triển khoảng 5 - 10 cm. Sâu đục vào ngọn non của cây đào làm ngọn bị héo rũ

Triệu chứng sâu đục ngọn đào

Triệu chứng héo lá trên cây đào và lỗ thoát của ấu trùng (sâu) trên ngọn đào

Triệu chứng héo lá trên cây đào và lỗ thoát của ấu trùng (sâu) trên ngọn đào

Đặc điểm hình thái và gây hại của sâu đục ngọn, đục quả đào Anarsia lineatella Zeller

Sâu đục ngọn đào, đục quả đào là một trong những loài gây hại cây đào quan trọng nhất. Nó có nguồn gốc ở châu Âu và lần đầu tiên được báo cáo như là một dịch hại ở California vào những năm 1880. Sâu đục ngọn đào đã trở thành một loại sâu hại phổ biến của đào và quả cây khác ở miền đông Washington. Nó có thể giết chết cành và làm biến dạng hoặc có thể lúc nhúc trong trái đào chín.

Thành trùng và ấu trùng sâu đục ngọn đào

Thành trùng và ấu trùng sâu đục ngọn, đục quả đào Anarsia lineatella Zeller

+ Trứng: Trứng là vàng trắng chuyển dần sang màu cam và hình bầu dục.

+ Ấu trùng: Sâu có đầu màu nâu sẫm và đốt ngực trước xen kẽ các dải màu nâu tối và sáng xung quanh vùng bụng. Một ấu trùng trưởng thành có thể dài 1/2 inch (12 mm).

+ Nhộng: Các con nhộng mịn màng, màu nâu và không ở trong kén. Nhộng thường được tìm thấy bên dưới mô vỏ cây hoặc vết nứt trên vỏ cây.

+ Thành trùng: Kích thước bướm khoảng 1/3 - 1/2 inch (8-12 mm). Nó có màu xám đen với vảy trắng và đen.

- Thành trùng cái đẻ trứng khoảng 80 - 90 trứng/đợt trên cành đào hoặc mặt dưới của lá gần gân lá, những quả trứng nằm đơn lẻ chứ không tập trung, nở trong vòng từ 5 - 18 ngày tùy theo nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết ấm lên (hoa đào nở rồi tàn), sâu con nở rồi di chuyển dần lên các cành nhỏ, cành ngọn non để đục vào ngọn non để ăn ngọn và lá gây héo ngọn, vàng lá non. Sâu non to lớn dần và chui khỏi ngọn non để tìm nơi an toàn hóa nhộng.

 - Ấu trùng thế hệ tiếp theo (vào mùa hè) tiếp tục gây hại trên ngọn non và quả đào chín.

Triệu chứng của sâu hại trên ngọn đào và trái đào chín

Triệu chứng của sâu hại trên ngọn đào và trái đào chín

Biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn, đục quả đào Anarsia lineatella Zeller

- Biện pháp giám sát

+ Cần kiểm tra vườn đào thường xuyên để phát hiện chồi héo, tiếp tục kiểm tra chồi vào khoảng tháng 6 để phát hiện ấu trùng thế hệ đầu tiên của mùa hè.

+ Có thể theo dõi bướm của sâu đục ngọn bằng bẫy Phermone, bẫy phải được đặt trong vườn từ đầu tháng để phát hiện sớm dịch sâu bướm. Bướm trong bẫy nên được đếm kiểm tra một tuần 1 lần.

- Biện pháp sinh học:

Thiên địch của sâu đục ngọn, đục quả đào là ong bắp cày (ong vò vẽ),một loài ong có tên khoa học là Pentalitomastix pyralis, trứng của ong bắp cày ký sinh trong trứng sâu đục ngọn. Sau khi nở ấu trùng sâu đục ngọn phát triển bình thường cho đến khi trưởng thành, trứng ký sinh trong cơ thể của sâu đục ngọn nở ra khoảng 25 – 50 con ấu trùng tiêu diệt sâu.

- Biện pháp hóa học:

+ Xịt thuốc sớm để kiểm soát tốt nhất sự phát triển của sâu đục ngọn, thời gian tốt nhất để phun là trước khi đào nở hoa và sau khi hoa rụng. Tuy nhiên việc phun thuốc trừ sâu đục ngọn có thể gây ảnh hưởng đến một số loài thiên địch trong tự nhiên, đặc biệt là thiên địch của rệp đào đang phát triển trong giai đoạn này.

+ Có thể xịt vào thời điểm phát sinh thế hệ đầu tiên của sâu đục ngọn vào mùa hè.

+ Có thể dùng các thuốc trừ sâu gốc hoạt chất ABAMECTIN hoặc CARTAP hoặc FIPRONIL... để phun trừ bệnh khoảng 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày.

+ Cần chú ý sử dụng phân bón, nước tưới tập trung để kích cây ra lộc non, lá non tập trung bù đắp lại phần ngọn bị sâu phá hại.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả - Đại học bang Washington, 3N-VTC16
DMCA.com Protection Status