Quy trình sản xuất cà rốt an toàn

A. Giới thiệu về quy trình

Quy trình sản xuất cà rốt

Quy trình sản xuất cà rốt

B. Các bươc tiến hành

1. Thời vụ trồng (âm lịch)

-  Thời vụ: ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung có thể gieo các thời vụ:

+ Sớm: Gieo tháng 6,7 (Âm lịch) thu hoạch vào tháng 9, 10.

+ Chính vụ: Gieo tháng 8,9, thu hoạch tháng 11 đến tháng giêng năm sau

+ Muộn: Gieo tháng 11, thu hoạch tháng 3, 4 năm sau.

+ Còn ở Đà Lạt, cà rốt gieo cuối mùa mưa (tháng 9, 10), thu hoạch tháng 11, 12.

2.   Giống cà rốt

- Hiện nay các vùng rau ở nước ta đang trồng phổ biến hai loại cà rốt nội địa:

+  Văn Đức (miền Bắc),

+  Đà Lạt (miền Nam). Có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày. Củ dài 18 - 22 cm, đường kính củ 2,5 - 3 cm, màu đỏ nhạt. Năng suất trung bình 20 - 25 tấn/ha.

Giống cà rốt

Giống cà rốt

*  Một số giống cà rốt nhập nội được trồng phổ biến là:

- Cà rốt Nhật F1 TI-103, và F 1 444 Super VL-108

+ Hai giống cà rốt của Nhật có thời gian sinh trưởng từ 95-102 ngày, kích thước 18-22 cm x 2,5 x 3 cm, màu đỏ tươi, trọng lượng trung bình 1,5 -  2,5 tấn/sào. Thâm canh tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/sào. Cà rốt chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, kháng sâu bệnh tốt.

Giống cà rốt F1 - 103

Giống cà rốt F1 - 103

- Giống cà rốt lai F1 PS 3496 do Hãng hạt giống rau SEMINIS (Mỹ) lai tạo, sản xuất và cung ứng.

Giống cà rốt lai F1 PS

Giống cà rốt lai F1 PS

+ Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, sinh tr ưởng nhanh, phát triển khoẻ, lá màu xanh thẫm, thân th ẳng đứng, cổ nhỏ. Dạng củ hình chóp, dài từ 18-22cm, màu vàng da cam đậm, lõi nhỏ đỏ tươi rất hấp dẫn. Chất lượng ăn tươi rất ngon, ít xơ. 

3.  Chuẩn bị đất trồng

3.1.     Chọn đất trồng

+  Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha,

+  Đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất

3.2.   Làm đất và lên luống

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: máy cày, máy kéo, cuốc, xẻng

Máy cày

Máy cày

Bước 2: Làm tơi đất

-  Dùng bừa, máy phay, cào cuốc... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp

-  Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống

Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới

Làm tơi đất

Làm tơi đất

-  Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước

-  Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ

-  Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm

Bước 4: Lên luống gieo trồng

- Vụ mưa làm luống cao:

+ Độ cao của luống: 25- 30 cm

+ Mặt luống: 80 cm

+ Rãnh: 30 cm

- Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 – 20 cm

+ Mặt luống: 90 cm

+ Rãnh: 30 cm

Kích thước luống gieo trồng cà rốt

Kích thước luống gieo trồng cà rốt

Bước 5: Xẻ hàng trên luống theo chiều dọc

Rạch luống theo chiều dọc

Rạch luống theo chiều dọc

+ Vụ mưa: Trên mặt luống xẻ 3 hàng theo chiều dọc sâu 5cm cách nhau 10cm.

+ Vụ khô: do ít mưa nên làm luống rộng hơn (90cm), trên mặt luống xẻ 4 hàng dọc cách nhau 10cm

Bước 6: Bón lót phân

Lần bón

Loại phân

Lượng (kg/360m2)

Cách bón

Bón lót 

(trước khi trồng 3 - 7 ngày)

Vôi bột

30

Vãi đều trên mặt, trước khi lên luống

Phân chuồng ủ

Lân lâm thao

300

20 - 25

Trộn đều rãi trên mặt hoặc bón rãnh

Lưu ý: Dùng toàn bộ phân chuồng trộn đều với supe lân ủ trong 5-7 ngày rồi đem bón lót bằng cách rắc theo rạch trên mặt luống, rải thêm một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt.

3.3. Xử lý hạt giống

a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống

- Hạt không có mầm mống sâu bệnh

- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại

- Lượng hạt gieo 7,5 g - 150 g hạt /360 m2 tùy từng giống

b, Xử lý hạt giống trước khi gieo

- Thời điểm xử lý

- Trước khi gieo hạt

- Cách xử lý

+ Bước 1: Cho hạt giống vào túi vải vò kỹ cho gãy hết lông,

+ Bước 2: Trộn hạt với đất mùn tỷ lệ 1/1, cho vào chậu, tưới nước cho ẩm

+ Bước 3: Sau 8-10 giờ lại tưới nước lần 2, giữ hạt sau 48 giờ đem gieo

3.4. Gieo hạt

Bước 1: Xác định lượng hạt

- Lượng hạt gieo 7,5 g - 150 g hạt / 360 m2 Bước 2: Gieo hạt

- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng. Gieo xong, dùng trang cào đi cào lại vài ba lần cho đất phủ lên trên hạt rồi lấy rạ phủ lên trên.

- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm

- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

- Sau khi lấp hạt xong dùng

- Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống

Phu luong bang rom

Phủ luống bằng rơm

Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

-  Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

-   Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột)

3.5. Chăm sóc cây

a, Tưới nước

- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

- Gieo hạt xong tưới nước ngay, một ngày tưới 1 lần, cho đến lúc cà rốt mọc đều. Sau khi cây mọc lên khỏi mặt đất 3 - 5 ngày mới tưới một lượt.

- Thời kỳ cây con (chưa hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ. Giữ ẩm đều cho cây (3 ngày tưới một lần), hạn chế tưới rãnh. Khi củ bắt đầu phát triển thì tưới 1 tuần 1 lần.

b, Tỉa bỏ bớt cây mọc dày

- Khi cây cao 5 -8 cm thì tỉa lần 1, tỉa bỏ những cây xấu,

- Khi cây cao 12 - 15cm thì tỉa lần thứ 2, tỉa định cây, để lại trên ruộng cây cách cây 10 - 12cm, hàng cách hàng 10 - 12cm. Đảm bảo mật độ 1ha là: 330.000 - 420.000 cây

Cây cà rốt ở gian đoạn cây con

Cây cà rốt ở giai đoạn cây con

c, Nhổ cỏ, xới xáo đất

-  Tiến hành thường xuyên bằng tay

-  Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ....

-  Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước

-   Xới xáo đất khi cà rốt còn bé là biện pháp có tác dụng lớn đến năng suất củ. Ngoài tác dụng làm tơi xốp đất tạo điều kiện cho củ phát triển, xới xáo còn có tác dụng diệt cỏ dại, đảm bảo chế độ ánh sáng tốt cho cây cà rốt con

-  Sau khi tỉa định cây, xới lần thứ 2 và nếu cây xấu cần bón thúc thêm lần nữa

Cây cà rốt ở giai đoạn hình thành củ

Cây cà rốt ở giai đoạn hình thành củ

d, Phân bón

* Lượng phân bón cho cây cà rốt

Bảng 1.2. Lượng phân bón thúc cho cây cà rốt

( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2)

Lần bón

Loại phân

Lượng (kg/Bắc Bộ)

Cách bón

Bón thúc lần 1

(Sau khi gieo 15 ngày)

Phân đạm ure

NPK

0,5

2

Tưới đều trên luống

Bón thúc lần 2 

(Sau khi gieo 30 ngày)

Phân đạm ure

NPK

Kali

1

1

5

Tưới đều trên luống

Bón thúc lần 3 

(Sau trồng 45 ngày)

NPK

Kali

6

1,5

 

Tưới đều trên luống

Chú ý:

- Nếu cây xấu có thể hoà 3 - 4 kg đạm urê + 2 kg kali tưới cho cây trước giai đoạn phình củ, hoặc sử dụng phân bón lá.

- Không nên dùng thêm các loại phân hoá học vào giai đoạn 65 ngày sau khi mọc.

4. Thu hoạch

4.1. Thời điểm thu hoạch

Khi các lá dưới vàng, các lá non ng ừng sinh trưởng và đủ thời gian sinh trưởng của giống thì thu hoạch. Nhổ củ rửa sạch bằng nước sạch để cả lá chuyển về trước khi giao hàng

Cây cà rốt vào giai đoạn thu hoạch

Cây cà rốt vào giai đoạn thu hoạch

4.2. Phương pháp thu hoạch

- Dùng tay nhổ từng củ cà rốt, loại bỏ lá sau đem đi rửa sạch

Thu hoạch cà rốt

Thu hoạch cà rốt

4.3.Tiêu chuẩn chất lượng củ

- Dạng củ hình chóp, dài từ 18 -22cm, màu vàng da cam đậm, lõi nhỏ đỏ tươi rất hấp dẫn. Chất lượng ăn tươi rất ngon, ít xơ.

Cà rốt đạt tiêu chuẩn đem bán

Cà rốt đạt tiêu chuẩn đem bán

Nguồn: Giáo trình mô đun - Trồng rau nhóm ăn củ (Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status