Rụng lá mùa mưa và thối trái
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái
- Bệnh rụng lá vào mùa mưa và thối trái do nấm Phytophthora botryosa Chee và nấm Phytophthora palmivora Bult.
- Vườn cao su gần nguồn nước (ao, hồ, thung lũng…) thường bị bệnh gây hại nặng hơn so với vùng cao ráo.
- Vào thời gian mưa dầm, có sương mù buổi sáng kết hợp với nhiệt độ từ 24-28oC trong khoảng ba ngày, bệnh sẽ xuất hiện nặng trong 5-7 ngày sau đó.
Bệnh rụng lá mùa mưa trên cao su.
Khả năng gây hại bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái
Vết bệnh điển hình là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục mủ trắng hoặc đen, tại trung tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám. Đầu cuống lá tiếp xúc với chồi không có mủ và các lá dễ dàng rời ra khi lắc nhẹ. Tán lá bị rụng không ra lại mà phải đến mùa ra lá năm sau, làm giảm sản lượng.
- Trên chồi xanh, đốm bệnh hình bầu dục và có màu nâu đen, nếu bị nặng có thể dẫn đến chết chồi.
- Trên trái xanh gần khô, xuất hiện vết thâm màu nâu tại phần dưới của trái sau đó lan rộng toàn bộ. Trái bị bệnh khô lại và treo trên cây với những đám nấm màu trắng lưu tồn qua mùa khô. Hạt bị nhiễm bệnh không thể nảy mầm.
- Các giống nhiễm bệnh: RRIM 600, GT1, PR 261...
Biện pháp quản lý bệnh rụng lá mùa mừa và thối trái
- Chọn giống khỏe, sạch bệnh và giống không mẫn cảm với bệnh.
- Giữ vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo độ thông thoáng cho vườn cao su và thoát nước tốt.
- Phun các hỗn hợp hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil), (Metalaxyl + Mancozeb)…
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng