Rầy xanh hai chấm
Họ bọ nhảy (ve sầu nhảy): Jassidea
Bộ cánh đều: Homoptera
Đặc điểm gây hại của rầy xanh hai chấm
Rầy xanh hai chấm là loài côn trùng đa thực. Ngoài cây bông, rầy xanh hai chấm còn gây hại trên nhiều loài cây trồng khác như: đậu bắp, cà, ớt, dâm bụt, cối xay, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc...
Rầy xanh hai chấm luôn là đối tượng gây hại chính cho cây bông ở các vùng bông cả trong vụ khô lẫn vụ mưa tại các vùng trồng bông của Việt Nam
Trứng rầy xanh
Rầy non (ấu trùng) và rầy xanh hai chấm trưởng thành
Nếu rầy xanh hai chấm với mật độ 2 con/lá trong vụ thì thiệt hại đến 17% năng suất.
Mức độ gây hại của rầy xanh hai chấm tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ bông.
Rầy non và rầy trưởng thành sống ở mặt dưới lá và đều chích hút dịch cây.
Rầy xanh phát sinh sớm ngay từ đầu vụ nhưng thường ở mật độ thấp. Rầy thường phát triển mạnh vào giai đoạn cây bông được 70 - 80 ngày tuổi. Rầy chích hút dịch cây làm cháy lá bông giai đoạn cuối vụ, gây hiện tượng rụng nụ, hoa và quả non, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng xơ bông, vì vậy cần phun thuốc trừ rầy cuối vụ cho bông.
Rầy xanh tập trung chích hút dịch cây, làm cho cây thiếu dinh dưỡng, còi cọc. Khi bị nhẹ mép lá có màu hơi vàng và cong lên, nặng chuyển màu nâu vàng, rồi đỏ, lá cong queo cháy từ mép lá vào trong. Lá, nụ và quả non bị rụng, làm quả chín ép, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và phẩm chất bông hạt.
Ruộng bông bị rầy xanh gây hại
Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm
- Tận dụng các loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên như nhện, bọ xít đỏ, bọ xít đen...
- Trồng giống bông có khả năng kháng rầy
- Giai đoạn cuối vụ, nếu thấy trên 30% số cây bị rầy gây hại thì sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Admire 50EC, liều lượng 0,3 - 0,4 lít/ha.
+ Netoxin 95WP, liều lượng 0,7 kg/ha.
Trebon 50EC, liều lượng 0,5 - 0,7 lít/ha.