Quy trình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

Cây trồng liên quan: Cây mướp đắng

1. Điều kiện sản xuất khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đất trồng: Nên chọn đất tơi xốp, giàu hữu cơ, không bị ô nhiễm các loại kinh loại nặng vượt mức cho phép như đồng, asen, chì, … Đất trồng phải xa vùng ô nhiễm như khu công nghiệp, bãi rác, nghĩa trang, khu dân cư, bệnh viện, …

- Nguồn tưới: Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch cần đảm bảo không bị ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh vượt mức cho phép. Không dùng nguồn nước thải công nghiệp, khu dân cư, nước thải các lò giết mổ gia súc gia cầm, phân tươi, nước chưa qua xử lý trước và sau khi thu hoạch. Trường hợp nguồn nước tưới tại khu sản xuất không đảm bảo thì cần thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng khi đã xử lý. Ghi chép quá trình xử lý, kết quả kiểm tra để lưu trữ trong hồ sơ.

Tiêu chuẩn sản xuất khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phân bón: Lựa chọn phân bón và phụ gia nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm trên rau quả. Chỉ sử dụng các loại phân trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam. Đối với phân hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục bón cho cây trồng. Nếu ủ phân hữu cơ ngay tại khu sản xuất cần ghi chép quá trình xử lý, kết quả xử lý để lưu trữ trong hồ sơ. Không sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc từ các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, … để bón trực tiếp lên rau quả. Nơi chứa phân bón, phục vụ cho lưu trữ phân bón cần đảm bảo xây dựng đúng tiêu chuẩn, bảo trì thường xuyên theo quy định để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn sản xuất và nguồn nước tưới.

- Thuốc bảo vệ thực vật: Người lao động, tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động cần phải được tập huấn về quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo vệ sinh an toàn. Chỉ được mua thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng được phép buôn bán kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Lưu trữ hồ sơ các loại thuốc bảo vệ thực vật khi mua và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình sản xuất.

Xem thêm < Cytokinin CPPU Thúc đẩy sự phân chia, tăng năng suất cây trồng >

2. Quy trình kỹ thuật sản xuất khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

2.1 Tiêu chuẩn chọn hạt giống

- Giống có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Đối với giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Giống tự sản xuất cần ghi chép hồ sơ: Biện pháp xử lý, tên người xử lý, mục đích xử lý.

- Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn không nhiễm các mầm bệnh, có tỷ lệ nảy mầm cao.

- Chọn giống phải phù hợp với nhu cầu thị trường với điều kiện đất đai, thời tiết của địa phương. Một số giống phổ biến hiện nay như lai F1 từ các công ty như giống cây trồng miền Nam, Đông Tây, …

Chọn giống mướp đắng năng suất cao

Xem thêm: Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP

2.2 Quy trình làm đất, giàn cho cây khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đất cần được dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại, thu dọn tàn dư thực vật vụ trước. Tiến hành cày cho đất tơi xốp và phơi nắng từ 7 – 10 ngày trước khi trồng. Có thể xử lý đất bằng vôi nông nghiệp từ 50 – 100 kg/ 1000 m2.

- Tiến hành lên luống, phủ nilong: Luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20 – 25 cm, trồng hàng đơn hàng cách hàng 0,8 – 1 m. Khoảng cách trồng cây cách cây là 50 cm.

Kỹ thuật làm đất trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

- Dựng giàn bằng cột tre, kéo lưới, chiều cao gian từ 2 – 2,5 m. Hệ thống gian cần đảm bảo chắn chắn để tạo điều kiện nâng đỡ cho cây khổ qua leo, phát triển tốt.

- Mùa mưa lên làm rãnh thoát nước quanh khu sản xuất để thoát nước nhanh, tránh ngập úng.

- Tiến hành phủ nilong các luống giúp giữ ẩm và hạn chết cỏ dại.

Trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

2.3 Cách gieo hạt giống trước khi trồng

- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý cho nứt mầm rồi có thể gieo trực tiếp hoặc gieo bầu sau đó tiến hành trồng cây con.

- Cách xử lý ngâm ủ hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt giống trong nước âm 2 sôi 3 lạnh từ 2 – 3 giờ. Sau đó vớt ra để ráo đem ủ trong khăm ướt từ 1 – 2 ngày khi hạt nứt nanh thì có thể đem gieo.

- Có thể gieo trực tiếp hoặc gieo trong bầu nhỏ. Gieo trực tiếp có thể gieo từ 1 – 2  hạt/hốc, với gieo bầu chỉ nên gieo 1 hạt/bầu.

- Gieo hạt sâu từ 1 – 2 cm, sau đó lấp hạt bằng đất bột, phân chuồng hoai mục hoặc tro trấu.

- Mật độ gieo trực tiếp từ 1400 – 1800 cây/1000 m2.

Xem thêm < Gibberellic Acid Kích thích sinh trưởng cây trồng, tăng năng suất cây trồng >

2.4 Quy trình chăm sóc cây khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

2.4.1 Chế độ bón phân cho cây khổ qua

+ Lượng phân bón tính trên diện tích 1000 m2: 2 tấn phân chuồng + 60 kg bánh dầu + 50 kg lân + 10 kg ure + 12 kg DAP + 10 kg kali + 50 kg NPK. Có thể thay phân chuồng bằng các loại phân vi sinh với liệu lượng khuyến cao của nhà sản xuất.

+ Thời kỳ bón: Bón lót: 2 tấn phân hữu cơ + 50 kg lân + 10 kg NPK + 60 kg bánh dầu. Bón thúc lần 1: Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày: 2 kg ure + 5 kg DAP + 3 kg NPK. Thúc lần 2: Sau 14 – 18 ngày sau gieo:  3 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg kali. Thúc lần 3: Sau khi gieo từ 20 – 28 ngày: 5 kg ure + 10 kg NPK + 5 kg kali. Thúc lần 4: Sau gieo từ 30 – 35 ngày: 10 – 20 NPK + 3 kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch bón bổ sung với lượng phân 10 kg NPK, cách 10 ngày bón 1 lần. Khi cây chuyển sang giai đoạn ra hoa, đậu quả có thể phun bổ sung các loại phân bón lá để hỗ trợ cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả, tăng năng suất, sản lượng cho cây khổ qua.

+ Phương thức bón: Đối với bón lót: Trộn đều các loại phân bón, bón trên mặt luống sau khi lên luống, bón xong mới tiến hành phủ nilong. Bón thúc có thể bón dưới rãnh hoặc đục lỗ cách lỗ gieo hạt từ 10 – 15 cm.

Trồng khổ qua an toàn không lo đầu ra bấp bênh

Xem thêm: Quy trình trồng rau mồng tơi theo tiêu chuẩn VietGAP

2.4.2 Chế độ nước tưới

- Đối với trời nắng nên tưới 2 lần/ngày, tưới vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy vào thời tiết để quyết định tưới hoặc không tưới. Khi mưa lớn nên thoát nước nhanh tránh gây ngập úng cho khu sản xuất.

- Thời kỳ cây phát triển lớn, mạnh, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa đậu quả cần tiến hành tưới tăng lượng nước để tạo điều kiện cho cây có thể hút đủ nhu cầu nước nhằm tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả.

- Cần lưu ý sau trồng sau mỗi lần bón phân cần tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp phân bón hòa tan tăng hiệu suất hấp thụ phân bón cho cây khổ qua.

Trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP ổn định thu nhập

2.4.3 Quy trình chăm sóc

- Sau trồng từ 10 – 15 ngày tiến hành tỉa bỏ những cây yếu, sâu bệnh, thay thế một số cây chết để đảm bảo mật độ trồng.

- Giai đoạn cây phát triển mạnh, bắt đầu khép giàn thì tiến hành ngắt bỏ các lá già, lá bệnh, tạo cho vườn sản xuất thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại. Thời điểm tiến hành ngắt bỏ cây bệnh nên chọn vào thời điểm có thời tiết khô ráo, sau khi ngắt đem tiêu hủy xa khu sản xuất.

Thu nhập cao nhờ trồng khổ quả theo tiêu chuẩn VietGAP

2.4.4 Phòng trừ sâu bệnh hại

- Cần theo dõi thường xuyên khu sản xuất để phát hiện sâu bệnh hại sớm để đưa ra phương pháp xử lý sớm, hợp lý.

- Chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, phương pháp canh tác như làm cỏ, làm đất, màng phủ nilong, … để hạn chế sâu bệnh hại.

- Trường hợp cây nhiễm sâu bệnh hại có thể sử dụng thuốc bảo vệ để phu. Lưu ý cần đảm bảo thời gian cách lý thuốc và quá trình xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật cần được ghi chép đầy đủ, chi tiết để lưu hồ sơ.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status