Quy trình trồng và chăm sóc cây dong riềng

Quy trình trồng và chăm sóc cây dong riềng

Cây dong riềng là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao. Tận dụng diện tích đất đồi, ven núi, … có thể trồng cây dong riềng mang lại lợi nhuận hàng năm lên đến trăm triệu đồng. Hiện nay một số tỉnh miền núi đang chuyển đổi cây trồng sang cây dong riềng để tăng thu nhập. Để trồng cây dong riềng cho năng suất cao cần áp dụng theo quy trình sau:

Trồng cây dong riềng xóa đói giảm nghèo cho bà con Miền Núi

1. Chọn vùng trồng và giống dong riềng cho năng suất cao

- Cây dong riềng là cây dễ tính, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, cây dong riềng được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Hồng.

- Đất có thể trồng cây dong riềng như đất núi, vườn, sân bãi bạc màu, mặn, rợp bóng, … Nhưng để cho năng suất cao nên trồng trên đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm tốt, nhiều nắng. Vì vậy đất thích hợp nhất trồng cây dong riềng là đất phù sa ven sông.

- Giống cây dong riềng thường được bà con tự để giống từ vụ trước hoặc có thể mua tại những đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng. Củ giống nên chọn củ bánh tẻ nhiều mấm, không xây xát, không sâu bệnh.

Trồng cây dong riềng tăng thêm thu nhập

2. Thời vụ và mật độ trồng cây dong riềng

- Cây dong riềng là cây hàng năm, có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khát. Có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. Tốt nhất từ 5/2 đến 15/3.

- Mật độ trồng tùy thuộc vào kích cỡ của củ giống, theo địa hình và mức đầu tư thâm canh. Trung bình nên trồng với mật độ khoảng 25.000 – 40.000 cây/ha.

Xem thêm < 4 - CPA - Na 98% Hạn chế rụng quả non, tăng năng suất cây trồng >

3. Kỹ thuật chuẩn bị đất và trồng cây dong riềng

- Đất được chuẩn bị trước từ 20 – 30 ngày. Đất được làm kỹ, cày bừa sâu tới 25- 30 cm, làm sạch cỏ dại. Tiến hành bổ hốc kích thước đường kính 20 – 25 cm, sâu khoảng 25 – 30 cm, hốc cách hốc 40 – 45 cm, bổ hốc theo hình nanh sấu và thẳng hàng.

- Bón lót: Lượng phân bón tính cho 1 ha: 8 – 10 tấn phân chuồng hoai mục + 500 – 700 kg Super lân. Trộn đều toàn bộ phân bón và bón vào hốc đã bổ sẵn, sau đó phủ lớp đất lên để dư từ 10 – 15 cm. Bón lót bổ sung ở giữa hai hàng bổ hốc với lượng phân bón 70 – 80 kg đạm ure + 60 – 80 kg ka

- Kỹ thuật trồng cây dong riềng: Đặt củ giống vào hốc đã bổ sẵn. Xoay mầm củ hướng lên trên. Tiến hành lấp đất kín củ và san phẳng mặt luống. Phủ rơm rạ trên mặt để giữa ẩm cho đất.

- Không cần tưới ẩm ngay sau trồng. Sau 10 – 15 ngày cây mọc lên khỏi mặt đất. Nếu chưa mọc mới tiến hành tưới ẩm kích thích cây mọc.

Kỹ thuật làm đất trồng cây dong riềng

4. Cách chăm sóc cây dong riềng

- Chế độ nước tưới: Trồng cây dong riềng vào đầu mùa xuân, thời điểm này thường có mưa phun nên không cần tưới, dựa vào nước trời. Nếu trồng trong điều kiện chủ động tưới tiêu thì sau trồng nên tưới rãnh cho cây. Duy trì độ ẩm đất từ 70 – 75% để tạo điều kiện cho cây phát triển thân lá và củ cho năng suất cao. Tránh bị ngập úng gây thối củ chết cây.

- Làm cỏ, vun gốc: Để tạo điều kiện cho cây dong riêng giảm cạnh tranh dinh dưỡng cần tiến hành làm cỏ dại từ 2 – 3 lần/vụ. Dong riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng, thân to, … để hạn chế cây không bị đổ vào mùa mưa cần lưu ý trước những thời điểm có mưa lớn cần phải vun gốc cho cây. Vun gốc chia làm 2 lần: Lần 1 kết hợp với làm cỏ sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1 tháng. Lần 2 vào thời điểm bón thúc lần 2 tức sau trồng 4 tháng kết hợp với làm cỏ. Sau mỗi lần vun tận dụng mùn rác, lá cây khô, trấu phủ vào gốc giữa ẩm, tránh rửa trôi đất.

Gần 500 ha dong riềng trồng ở Bắc Kan

- Bón phân thúc cho cây dong riềng: Lượng phân bón tính cho 1 ha: 180 – 200 kg đạm ure + 150 – 170 kg kali. Tổng lượng phân bón chia làm 2 lần bón: Lần 1 bón sau khi cây mọc 3 ngày nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh; Lần 2 bón sau trồng 4 tháng để giúp cây phát triển mạnh và hình thành củ sớm, củ to.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây dong riềng: Cây thường ít nhiễm bệnh hại, mức độ gây hại hầu như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Nhưng lưu ý giai đoạn cây con thường bị sâu xanh, sâu khoang gây hại. Giai đoạn cây lớn bị bọ lẹt hại. Sau trồng 6 thán có thể nhiễm bệnh khô lá. Áp dụng phương pháp bắt thủ công, mức độ gây hại nhẹ không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Xem thêm < Cytokinin CPPU KT-30 Tăng kích thước quả giúp tăng năng suất cây trồng >

5. Thu hoạch và bảo quản củ dong riềng

- Khi thấy cây chững lại thân lá chuyển vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già có thể thu hoạch được. Thường thu hoạch củ sau trồng từ 8 – 10 tháng.

- Sau khi thu hoạch củ có thể bảo quản củ tươi nơi thoáng mát, thời gina bảo quản củ tươi không được lâu thường bảo quản được từ 15 – 20 ngày. Củ dong riềng dễ mọc mầm giảm năng suất chất lượng củ. Nên bán củ tươi mới thu hoạch hoặc đưa vào chế bến tinh bột ngay.

- Bảo quản tinh bột dong riềng: Có thể bảo quản bột ẩm không cần đem phơi mà cho vào túi bao phía trong lót một lớp nilong. Sau đó đậy kín để nơi thoáng mát có thể bảo quản được trong thời gian từ 5 – 6 tháng.

Kỹ thuật thu hoạch cây dong riềng đúng thời điểm

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
    Cây Hồng Vành Khuyên là ăn quả đặc sản của vùng xứ Văn Lãng, Lạng Sơn. Việc trồng cây Hồng Vành Khuyên vừa giúp bà con xứ Lạng cải thiện được đời sồng, vừa góp phần che phủ đất dốc.
  • Cách trồng và chăm sóc cây hồng không hạt Cách trồng và chăm sóc cây hồng không hạt
    Xu hướng thị trường tiêu thụ trái cây hiện nay là ưa chuộng các dòng trái cây không hạt. Một trong nhưng loại trái cây được ưa thích là quả hồng không hạt. Với chất lượng quả ngon, ngọt, giàn đã thu hút người tiêu dùng.
  • Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván
    Cây hạt dẻ ván dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian thu hoạch dài. Vài năm trở lại đây hạt dẻ ván luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá hạt dẻ luôn giữ mức ổn định. Hằng năm mang lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng cho các hộ trồng.
DMCA.com Protection Status