Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
Cây Hồng Vành Khuyên là ăn quả đặc sản của vùng xứ Văn Lãng, Lạng Sơn. Việc trồng cây Hồng Vành Khuyên vừa giúp bà con xứ Lạng cải thiện được đời sồng, vừa góp phần che phủ đất dốc. Vì vậy, mở rộng diện tích trồng cây Hồng Vành Khuyên là điều cần thiết. Để trồng cây Hồng Vành Khuyên cho hiệu quả kinh tế cao cần tuân thủ theo một số tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
1. Chọn đất trồng cây Hồng Vành Khuyên?
- Cây Hồng Vành Khuyên thích hợp trồng trên vùng đồi núi dốc, đất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dầy và thoát nước tốt.
- Hiện nay cây Hồng Vành Khuyên ở một số xã như xã Hoàng Việt, Hồng Thái, Hoàng Văn Thụ và xã Tân Mỹ, thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Trồng Hồng Vành Khuyên tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
2. Thời vụ và phương thức trồng cây Hồng Vành Khuyên
- Thời vụ trồng cây Hồng Vành Khuyên thích hợp nhất là tháng 1 tháng 2 dương lịch, khi cây đang ngủ đông. Nên tiến hành trồng vào thời điểm đầu mưa xuân để trồng sẽ tiết kiệm được công tưới và chăm sóc giai đoạn đầu mới trồng.
- Do thời gian thu hoạch quả từ 3 – 5 năm nên để tăng thu nhập nên trồng xen canh với một số cây ăn quả ngắn ngày như mận hay trồng kết hợp với cây đậu đổ, khoai lang vừa cải thiện chất đất vừa gia tăng thu nhập cho hộ trồng.
Xem thêm < Kali Sunphat cung cấp dinh dưỡng kali giúp năng năng suất cây trồng > |
3. Chuẩn bị giống cây Hồng Vành Khuyên
- Cây Hồng Vành Khuyên là giống bản địa của huyện Văn Lãnh, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay việc trồng cây được sử dụng bằng rễ của cây mẹ, sau 3 năm sẽ bắt đầu cho thu hoạch hoặc sử dụng hạt để ươm làm mắt ghép cho thu hoạch sớm.
- Cần mua giống tại nơi cung ứng giống uy tín chất lượng đảm bảo cây giống đạt tiêu chuẩn như cây mập, chiều cao đạt từ 30 – 50 cm, bộ lá khỏe, rễ phát triển tốt, bầu không bị vỡ, dập nát.
Cơ sở sản xuất giống Hồng Vành Khuyên tại xã Tân Mỹ
4. Chuẩn bị đất trước khi trồng cây Hồng Vành Khuyên
- Xử lý thực bì: Diện tích trồng cần tiến hành dọn dẹp sạch cỏ và chặt toàn bộ cây gỗ để hạn chế mối gây hại cây sau trồng.
- Mật độ trộng từ 270 – 400 cây/ha, trung bình cây cách cây 4 x 4 m.
- Kỹ thuật làm đất: Tiến hành đào hố trước khi trồng. Cách đào hố song song với đường đồng mức, xếp so le kiểu nanh sấu giữa các hàng trên và hàng dưới. Kích thước hố 80 x 80 x 80 cm, đất sấu đào với kích thước 100 x 100 x 100 cm. Khi đào cần lật hết lớp đất trong hố lên phía trên và lần lượt từng lớp, dọn sạch cỏ dại, rễ cây trong hố.
- Bón lót trước khi trồng: Lượng bón cho 1 hố 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân NPK trộn đều cho xuống hố với lớp đất mặt cho xuống đáy hố.
- Lần lượt phần đất đáy hố ban đầu cho lên trên hố lấp hố thành ụ cao so với mặt đất từ 5 – 10 cm.
- Công việc chuẩn bị hố được tiến hành trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
Chuẩn bị đất trồng Hồng Vành Khuyên
5. Kỹ thuật trồng cây Hồng Vành Khuyên
- Trên ụ trồng đã chuẩn bị sẵn khơi một hố kích thước tùy thuộc vào bầu cây giống ở chính giữa hố (đối với đất dốc nên trồng cây ở vị trí 1/3 phía hố). Rạch bỏ nilong bầu sao cho không làm vỡ bầu, gây ảnh hưởng đến bộ rễ của cây giống. Đặt thẳng cây, vùi đất và dùng tay ấn cố định cây, lấp đất đến miệng bầu là đảm bảo tránh trồng sâu cây chậm phát triển. Nếu cây giống cao cần dùng cọc cắp để giữ cây không bị đổ.
- Sau khi trồng xong cần tủ gốc bằng rơm rạ, lá khô và tiến hành tưới đẫm nước vào gốc. Lưu ý tưới trược tiếp vào gốc cây để giữ ẩm gốc trong thời gian dài hơn.
Xem thêm < MAP 12 - 61 Phân bón siêu lân tan trong nước > |
6. Kỹ thuật chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
- Chế độ tưới nước: Thời điểm trồng cây Hồng Vành Khuyên vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân nên thời tiết khô hanh. Giai đoạn mới trồng thường khô hạn và thiếu nước, cần đảm bảo lượng nước và độ ẩm cho cây nhanh hồi phục, bén rễ. Tưới liên tục cho cây từ 2 – 3 ngày/lần. Trong giai đoạn này việc tưới giữ độ ẩm cho cây quyết định đến tỷ lệ sống của cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây Hồng Vành Khuyên
- Kỹ thuật bón phân cho cây Hồng Vành Khuyên
+ Giai đoạn mới trồng (0 – 3 năm tuổi): Lượng phân bón tính cho 1 cây là 0,5 kg đạm ure + 0,5 kg super lân + 0,5 kg kali + 5 – 7 kg phân chuồng. Cách bón chia đều lượng phân NPK làm 3 lần bón; Lượng phân chuồng bón hết vào lần 2: Lần 1 bón vào tháng 3 – 4 dương lịch; lần 2 vào tháng 7 – 8 dương lịch và lần 3 vào tháng 10 – 11 dương lịch (trước khi cây vào giai đoạn ngủ đông). Nên bón phân cho cây sau nhưng thời điểm có mưa để hạn chế công tưới cho cây.
+ Giai đoan bắt dầu cho thu hoạch (sau trồng 3 năm): Bón phân một năm hai lần. Lần 1 bón thúc chồi được thực hiện vào đầu mùa xuân, lượng phân 0,1 – 0,2 kg đạm + 0,1 kg super lân + 0,1 kg kali + Bổ sung chế phẩm dinh dưỡng để kích thích chồi và hạn chế rụng quả giai đoạn sau. Bón thúc lần 2 phục hồi sau thu hoạch vào tháng 10 – 11 dương lịch. Lượng bón tính cho 1 gốc: 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg đạm ure + 0,3 kg super lân + 0,2 kg kali.
+ Cách bón: Đào rãnh sâu 15 – 20 cm theo đường chiếu tán, rải đều phân vào rãnh, lấp đất và tưới ẩm. Những nơi có độ dốc cao có thể tiến hành đào hố theo hình chiếu theo hướng đông tây, hố sâu 15 – 20 cm, mỗi cây đào 2 – 3 hố tùy vào độ lớn của tán là cây để bón. Các năm bón đào hố so le để rải phân cho đều.
Trồng cây Hồng Vành Khuyên xóa đói giảm ngheo cho bà con vùng cao
7. Phòng trừ sâu bệnh hại cây Hồng Vành Khuyên
- Cây Hồng Vành Khuyên thường nhiễm một số sâu bệnh hại như:
+ Rệp sáp.
+ Hiện tượng rụng quả: Thường gây hại vào tháng 5 – 6 dương lịch. Giai đoạn quả non cần bổ sung một số chế phẩm sinh học để hạn chế rụng quả non giai đoạn đầu.
Hiện tượng rụng quả chưa rõ nguyên nhân trên cây Hồng Vành Khuyên
8. Kỹ thuật thu hoạch quả Hồng Vành Khuyên
- Thu hoạch quả Hồng Vành Khuyên vào tháng 8 – 9 dương lịch. Thu hoạch khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng đỏ. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau thu hoạch quả vẫn cứng tiện cho việc vận chuyển xa.
- Mới thu hoạch ăn quả rất chát. Để ăn ngọt, ngon, gòn cần tiến hành ngâm trong nước sạch 3 ngày 3 đêm và 1 ngày thay nước 1 lần. Khi nào hết chát có thể vớt hồng ra để ráo để ăn.
Xứ lạng rộn ràng mùa thu hoạch Hồng Vành Khuyên
-
Kỹ thuật trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP
Ở các vùng canh tác cây ăn quả có diện tích lớn, các hộ dân luôn qan tâm đến việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Một trong những tiêu chí hướng tới đó là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
-
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ năng suất vượt trội
Hồng xiêm ruột đỏ có nguồn gốc từ Thái Lan, du nhập vào nước ta và được trồng đầu tiên ở một số tỉnh miền Nam. Quả to, màu thịt quả đỏ bắt mắt, khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon và ngọt sắc, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng giòn cho năng suất cao
Cây hồng cho năng suất cao và thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, là ưa mát, phát triển tốt vào mùa đông, nên được coi là loại cây dễ trồng.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô