Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng giòn cho năng suất cao

Quả hồng là loại trái cây ưa thích mỗi khi đến vụ, quả có vị ngọt khi chín và giòn ăn bùi trong miệng, nên được rất nhiều người muốn sở hữu cho nhà mình một cây trong vườn. Tuy nhiên lại rất ít người biết cách trồng và chăm sóc cho cây ra nhiều quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cây hồng cho ra nhiều quả năng suất cao. 

1. Tiêu chuẩn chọn giống cây hồng giòn

- Hiện nay giống hồng giòn được nhân giống bằng gốc ghép, cây được chọn làm giống phải sạch bệnh, cây khỏe mạnh. Cây đưa ra vườn trồng phải đảm bảo tiêu trí chiều cao cây đạt 60cm, đường kính gốc ghép 10cm, đường kính cành ghép cách vết ghép 2cm.

Chọn giống cây hồng

Chọn giống hồng gốc ghép đạt tiêu chuẩn

2. Xác định thời vụ trồng cây hồng giòn

- Cây hồng giòn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh trong thời tiết mát, chịu lạnh tốt, nên cây trồng thích hợp nhất vào tháng 1-2 dương lịch. Hoặc trồng vào mùa mưa khoảng tháng 6 hằng năm.

3. Mật độ trồng và làm đất đào hố

- Mật độ trồng: Tùy thuộc vào từng địa hình đất trồng cây mà có mật độ trồng khác nhau.

+ Đối với đất vườn: mật độ trồng 400 cây/ha, khoảng cách trồng là hàng x hàng 5m; cây x cây 5m

+ Đối với đất đồi: mật độ trồng 500 cây/ha, khoảng cách hàng x hàng 5m; cây x cây 4m

+ Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: mật độ trồng: 800 - 1000 cây/ha, khoảng cách hàng x hàng 2,5-3m; cây x cây 5m.

- Làm đất đào hố trồng: Cần phát quang dọn sạch khu đất trồng để vườn có độ thông thoáng và tạo điều kiện đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng phát triển. Cần làm đất kỹ để tạo độ tơi xốp, độ mùn cho đất trồng. Đào hố trồng cho cây phải đảm bảo kích thước 60 x 60 x 60cm trở lên.

Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

Xem thêm - Potassium nitrate (Kali Nitorat - KNO3) N: 13%; K2O: 46%

4. Bón phân lót cho hố trồng cây

- Sau khi đào hố xong cần tiến hành bón lót cho cây trồng và nên bón trước khi trồng 1 tháng để đảm bảo lượng phân đã phân hủy và ngấm vào trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

- Lượng bón lót cho mỗi hố:

Loại đất

Lượng phân bón lót kg/hố

Phân chuồng

Vôi bột

Kali

Phân vi sinh

Ure

Đất vườn

30-35

0,2

0,2

0,5-1

0

Đất đồi

35-50

0,5

0,2

1

1

5. Kỹ thuật trồng cây hồng giòn

- Ở tâm hố bạn đào một hố nhỏ có kích thước bằng bầu ươm, dùng kéo hoặc dao dạch nhẹ túi bầu sao bầu ươm không bị vỡ. Đặt cây xuống hố sau đó lấp đất lên sao cho lớp đất cao hơn cổ rễ 2-3cm, nhấn nhẹ đất xung quanh gốc cây để giữ cho cây thẳng đứng. Bạn có thể đóng cọc để giữ cho cây thẳng đứng. Sau khi trồng cần tưới nước ngay cho cây để tạo độ ẩm cho cây nhanh hấp thụ và sinh trưởng tốt.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng giòn

6.1. Cung cấp nước tưới

- Sau khi trồng cần cung cấp nước tưới cho cây liên tục trong 1 tháng đầu để đảm bảo đủ độ ẩm cung cấp cho cây, để cây nhanh bén rễ và lá xanh tốt trở lại. Sau đó bà con cần chú ý tưới nước cho cây thường xuyên 3 ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây sinh trưởng, phát triển.

- Vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên cho cây, nhưng đến mùa mưa cần có hệ thống thoát nước cho cây nhanh để tránh tình trạng ngập úng ở cây.

6.2. Cắt tỉa cành tạo tán cho cây hồng giòn

- Cần thực hiện việc cắt tỉa cành thường xuyên để giúp cây có bộ tán phân bố đồng đều, tạo độ thông thoáng cho các cành, giúp cây hấp thụ tốt được ánh sáng và tránh được tình trạng sâu bệnh hại tấn công. Việc cắt tỉa cho cây hồng được thực hiện như sau:

+ Thời kỳ cây kiến thiết: sau khi trồng được 1 năm cây sinh trưởng phát triển tốt với chiều cao 1m trở lên tiến hành cắt tỉa ngọn để tạo khung tán cho cây. Sau khi cành cấp 1 dài khoảng 60-75cm tiến hành cắt tỉa cành để tạo cành cấp 2 cho cây, và nuôi dưỡng cành để phát triển cành cấp 3 phát triển quả. Việc thực hiện cắt tỉa cành tiến hành tiến hành vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

Cây hồng thời kỳ kiến thiết

Cây hồng thời kỳ kiến thiết

+ Thời kỳ cây kinh doanh: Ở thời kỳ cây sau thu hoạch cần cắt tỉa cành tạo tán cho cây để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt, tạo độ thông thoáng, cho cây để cây nuôi cành mới và sinh trưởng khỏe mạnh, cho quả đạt năng suất hơn năm trước.

6.3. Bón phân cho cây hồng giòn

- Hằng năm, bà con cần chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng bằng phân chuồng ủ hoai mục kết hợp với bón thêm phân NPK. Có thể phối trộn thêm vôi bột để bón cho cây để khử trùng đất. Bà con nên bón thời kỳ cây sau thu hoạch để cây nhanh phục hồ sức khỏe, bón khi cây trong giai đoạn cây sinh trưởng chuẩn bị ra hoa và bón trong giai đoạn cây đang nuôi hoa và đậu trái. Mỗi đợt bón cần cách nhau 3-4 tháng.

- Cách bón: Bà con có thể bón trực tiếp vào đất bằng cách đào rãnh theo hình chiếu tán cây, cách gốc 15-20cm, hoặc đối với phân NPK bà con có thể pha loãng với nước phun hoặc tưới cho cây.

6.4. Làm cỏ cho cây trồng

Kết hợp với bón phân cho cây cần tiến hành làm cỏ, dọn cỏ và các rác thải trong vườn hồng cho cây thông thoáng và loại bỏ được sâu bệnh hại cho cây, loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh hại cho cây ở cỏ. Tiến hành làm cỏ xung quanh tán cây để cây được thông thoáng, bên ngoài tán bà con có thể để cỏ nhưng nên cắt ngắn cỏ lại chỉ để cao 10-15cm để giữ độ ẩm cho đất.

7. Thu hoạch và bảo quản hồng

- Thu hoạch: Sau khi hồng trồng được 3 năm là có thể cho quả thu hoạch. Quả hồng chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng đậm, lúc này nên hái xuống. Nên phân biệt quả chín và xanh để kịp thời hái.

Tiến hành thu hoạch cho cây hồng

Tiến hành thu hoạch cho cây hồng

- Bảo quản: Hồng sau khi thu hoạch chỉ để được tronh 1 tuần không bảo quản được lâu, chính vì vậy sau khi trồng bà con cần đi tiêu thụ ngay. Bảo quản hồng nơi thoáng mát và khô ráo.

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status