Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai môn
Quy trình trồng cây khoai môn hiệu quả kinh tế cao
Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phân xóa đói giảm nghep cho một số bà con vùng khó khăn. Để trồng cây khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận lớn, thì cần tuần thủ một số kỹ thuật canh tác như sau:
1. Trồng cây khoai môn vào thời điểm nào trong năm là thích hợp?
- Cây khoai môn là cây dễ trồng, thích nghi được các điều kiện thời tiết khác nhau. Có thể trồng quanh năm ở những nơi chủ động nước tưới.
- Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao nên trồng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm đối với vùng đồng bằng. Vùng núi do nước tưới phụ thuộc vào nước trời nên có thể trồng muộn hơn từ tháng 2 – 4 dương lịch.
Trồng cây khoai môn tốt nhất vào mùa Xuân hằng năm
2. Chọn vùng trồng và kỹ thuật làm đất trồng cây khoai môn
- Nên chọn vùng rồng khoai môn là ruộng màu hoặc ruộng lúa chuyển đổi cần cao ráo, thoát nước tốt, không bị ngập cúng về mùa mưa. Đối với đất nước rẫy cần chọn nơi đất tốt, tầng canh tác dầy không lẫn sỏi đát, đất có độ dốc thấp hơn 20 độ.
- Kỹ thuật làm đất: Đối với đất nương dẫy trước tháng 1 dương lịch cần làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Cuốc hố cách nhau 60 – 70 cm, kích thước hố 20 x 20 cm đảm bảo mật độ trồng từ 28.000 – 30.000 cây/ha. Trên đất màu: Tiến hành dọn sạch cỏ dại, cày sâu 15 – 20 cm và bừa kỹ. Lên luống rộng từ 1,2 – 1,4 m, rãnh rộng 0,4 m. Luống không cần vun cao để đất để vung gốc khoai giai đoạn sau, chiều cao luống từ 15 – 20 cm. Cuốc hốc so le, khoảng cách hốc 60 cm, mỗi luống hai hàng, mật độ trộng từ 30.000 – 32.000 cây/ha.
- Xử lý đất bằng cách dùng bôi bột và dùng thuốc Basudin rải trên mặt đất để diện, phòng sâu bệnh hại trong đất. Việc này được tiến hành trước khi trồng ít nhất 20 – 30 ngày.
Đất trồng cây khoai môn cần thoát nước tốt
3. Chọn giống cây khoai môn cho năng suất cao
- Củ giống tố là những củ con cấp 1, cấp 2 có trọng lượng từ 20 – 30 gram/củ, không bị thối, lớp ỏ ngoài nhiều lông, mầm mập và kèm theo vài sợi rễ ngắn.
- Hiện nay cây khoai môn có hai phương pháp nhân giống:
+ Cách 1: Phát tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn. Điều này sẽ kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Thực tế thường làm là cắt củ cái thành nhiều mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng.
+ Cách 2: Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường dùng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hóa hoặc nhiễm bệnh.
Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, kéo dài thời gian bảo quản nông sản > |
4. Kỹ thuật bón phân cho cây khoai môn
- Tổng lượng phân bón cho cây khoảng môn tính trên 1 ha: 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục + 130 – 150 kg Đạm ure + 150 kg Super lân + 180 kg Kali + 1 tấn vôi.
- Thời kỳ bón phân cho cây khoai môn chia làm 1 lần bón lót và 2 lần bón thúc:
+ Bón lót trước khi trồng: 100% (phân chuồng + vôi bột + Super lân).
+ Bón thúc lần 1 khi cây 2 – 3 lá: 50% Đạm ure + 30% Kali.
+ Bón thúc lần 2 sau trồng từ 50 – 65 ngay khi cây bắt đầu hình thành và phát: Bón nốt lượng phân còn lại.
- Phương pháp bón: Đối với bón lót bón theo hốc, kết hợp với quá trình chuẩn bị đất trước khi trồng. Bón thúc kết hợp với đợt làm cỏ, vun gốc cho cây khoai môn. Sau khi làm sạch cỏ, rải phân xung quanh gốc, rồi tiến hành vun gốc cho cây khoai môn.
Kỹ thuật bón phân, làm cỏ và vun gốc cho cây khoai môn
5. Kỹ thuật chăm sóc cây khoai môn
- Trồng rặm: Sau trồng 1 tháng cần lưu ý trồng dặm để đảm bảo mật độ cây.
- Làm cỏ cho ruộng khoai môn: Được tiến hành làm 3 đợt: Đợt 1 tiến hành khi cây có 2 – 3 lá. Khi cây mới hồi xanh bộ rễ chưa phát triển mạnh. Dùng cuốc xới nhẹ phát vánh về mặt tên để hạn chế cỏ dại, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Đợt 2 khi cây 4 – 5 lá kết hợp bón thúc, dùng cuốc vun cao đất quanh gốc cho cây khoai môn. Đợt 3 sau trồng 5 tháng cần tiến hành tỉa bớt nhánh của cây khoai môn, mỗi một khoám chỉ để 1 – 2 nhánh, làm sạch cỏ dại và vun gốc cao cho cây khoai môn.
- Chế độ nước tưới: Sau trồng cần tưới nước giữ ẩm cho đất để cây nảy mầm đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 – 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây sau này.
Chăm sóc cho cây khoai môn
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây khoai môn
- Cây khoai môn thường bị một số bệnh hại như:
+ Nhện đỏ.
Một số sâu bệnh hại cây khoai môn
7. Thu hoạch và bảo quản củ khoai môn
- Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào từng giống và kỹ thuật trồng. Thường thu hoạch sau trồng 10 – 12 tháng.
- Có thể cắt dọc trước khi thu hoạch, củ không cần rửa, sau khi thu hoạch đem củ để nơi khô ráo, thoáng mát. Nên bảo quản củ khoai môn trong các hầm dưới đất, có quạt thông gió các phía là tốt nhất.
Bội thu củ khoai môn trồng trên đất lúa
-
Kỹ thuật canh tác cây sắn (khoai mỳ)
Hệ số nhân giống của sắn rất thấp (1 : 10), do đó khi có được giống sắn có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng cần phải nhân nhanh giống sắn đó,...
-
Kỹ thuật trồng cây khoai lang vụ Đông Xuân lấy củ to, ngọt
Cây khoai lang có thể trồng trên mọi loại đất, phù hợp với đất chua. Cây dễ trồng và chăm sóc đạt năng suất cao.
-
Trồng khoai tây vụ đông mang hiệu quả kinh tế cao
Thời vụ trồng khoai tây vụ đông, Một số giống khoai tây vụ đông năng suất vượt trội.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô