Trồng khoai tây vụ đông mang hiệu quả kinh tế cao
1. Thời vụ trồng khoai tây vụ đông
- Thời gian trồng khoai tây vụ đông trước ngày 15/11. Thời vụ tốt nhất từ 15/10 – 5/11.
Mô hình giống khoai tây KT5 vụ đông năm 2019
2. Một số giống khoai tây vụ đông năng suất vượt trội
- Giống khoai tây KT1: Thời gian sinh trưởng trung bình 85 – 90 ngày, chất lượng cao, dạng củ oval, vỏ củ và ruột củ màu vàng, hàm lượng chất khô cao 21 – 23%, hàm lượng tinh bột 14 – 17%, hàm lượng khử < 0,1 gram, phù hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp, tiềm năng năng suất cao (25 – 30 tấn/ha) và ổn định. Giống chống chịu tốt bệnh virus, bệnh mốc sương và chống chịu khá với bệnh héo xanh.
- Giống khoai tây KT5: Thời gian sinh trưởng khoảng 85 – 90 ngày, dạng củ hình oval, mắt nông, vỏ củ màu vàng sáng bóng đẹp, ruột củ vàng, số lượng củ/cây trung bình từ 6 – 8 củ, năng suất đạt cao từ 23 – 25 tấn/ha, ổn định, tăng so với giống Solara từ 12 – 15%, tỷ lệ củ thương phẩm đạt > 50%, tỷ lệ hao hụt sau bảo quản thấp. Giống có chất lượng tốt, chất lượng thử nếm sau luộc đạt điểm 2 (ngon), độ bở sau luộc điểm 1 (bở). Hàm lượng chất khô đạt từ 18,3 – 19,5 %, hàm lượng tinh bột đạt từ 16,6 – 16,9%, hàm lượng đường khử từ 0,51 – 0,59%, thích hợp cho ăn tươi. Giống nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính, chịu hạn và chịu nóng khá.
Mô hình trồng giống khoai tây KT6 năng suất cao
- Giống khoai tây KT6: Được lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Solara x dùng 47 năm 2012 mang gen kháng bệnh mốc sương R1 (đã được sang lọc bằng chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh mốc sương BA213c14t7 hay LP2). Thời gian sinh trưởng ngắn 75 – 80 ngày, dạng cây đứng, lá màu xanh nhạt, dạng củ hình oval, mắt nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô đạt 19 – 20%, hàm lượng đường khử đạt 0,5% và hàm lượng tinh bột đạt 16 – 17% phù hợp cho nhu cầu ăn tươi, nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính, nhiễm mốc sương ở mức nhẹ (điểm 3). Số củ/khóm từ 6 – 8 củ, năng suất đạt từ 21 – 25 tấn/ha.
Xem thêm < Kali Nitorat - KNO3 Làm tăng năng suất rau màu > |
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây vụ đông
* Kỹ thuật làm đất
- Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao, sạch cỏ dại.
- Lên luống cao 20 – 25 cm, luống đôi rộng 1,2 m hoặc luống đơn rộng 80 – 90 cm.
* Chuẩn bị giống
- Lượng giống 50.000 củ/ha, tương đương 2.500 củ/500 m2, khoảng 60 – 70 kg/500 m2.
* Kỹ thuật trồng
- Mật độ trồng 5 khóm/m2; khoảng cách trồng từ 30 x 40 cm. Khi trồng tuyệt đối không cho củ tiếp xúc với phân hóa học.
Trồng khoai tây vụ đông
* Kỹ thuật bón phân cho cây khoai tây vụ đông
- Lượng phân bón: 10 – 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục + 150 kg đạm ure + 150 kg super lân + 150 kg kaliclorua.
- Bón lót trước khi trồng: Bón toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% phân lân + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
- Bón thúc: Khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25 cm: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali, kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun lên luống. Vun lần 2 sau lần 1 khoảng 10 – 15 ngày.
* Chú ý: Không dùng phân ga, vịt tươi trộn với trấu không hoai mục bón cho cây khoai tây vì sẽ làm củ khoai bị ghẻ. Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày không tưới nước.
* Chăm sóc khoai tây vụ đông
- Xới xáo, làm cỏ 2 lần kết hợp với bón phân và vun luống.
- Đất phải được giữ ẩm thường xuyên, khi khô hạn có thể tưới tràn 1/3 – 1/2 rãnh luống nhưng không giữ nước ngập liên tục ở rãnh.
Xem thêm < Brassinoide 0,15%SP Tăng khả năng quang hợp của cây trồng > |
* Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
- Phòng trừ sâu hại như rệp, nhện và bọ trí: Vệ sinh đồng ruộng, hạn chế trồng cây ký chủ phụ cùng họ (đậu, bí đỏ, rau cải, …) xung quanh ruộng; Sử dụng bẫy vàng để thu bắt, cắt bỏ lá bị bệnh. Phun thuốc khi phát hiện có sâu, rệp, nhện, bọ trĩ. Nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc. Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Phòng trừ mốc sương và đốm lá
+ Sử dụng củ giống sạch bệnh, trồng xa khu vực có khoai tây hoặc ký chủ khác đã nhiễm bệnh.
+ Chú ý giữ vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ phụ và các tàn dư ký chủ của vụ trước; không đổ củ thối, nhiễm bệnh trong hoặc xung quanh ruộng trồng khoai tây.
+ Phun phòng trừ bệnh: Thực hiện phun phòng trừ bệnh mốc sương trước khi cây khoai tây khép tán (dùng thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Mancozeb, Zineb, Daconil, …). Chú ý quan sát thời tiết, khi có mưa hoặc sương mù nhiều liên tục 2 – 3 ngày liền trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 26oC cần phun thuốc phòng bệnh.
+ Khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, cần phun ngay thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Cruzate M8-72WP, Aliete 80WG, Acrobat hoặc Melody Duo, … theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đó nên thay đổi luân phiên các loại thuốc.
- Phòng trừ héo rũ do vi khuẩn: Luân canh với cây lúa nước: Đối với ruộng đã nhiễm khuẩn, không trồng lại khoai tây trên cùng ruộng sau ít nhất từ 2 – 3 năm, luân canh với cà rốt hoặc hành tây 2 – 3 vụ. Dùng củ giống sạch bệnh.
Định kỳ kiểm tra sâu bệnh hại cây khoai tây
4. Thu hoạch và bảo quản khoai tây vụ đông
- Khi 50% lá chuyển vàng là có thể thu hoạch.
- Trong trường hợp chưa thể tiêu thụ ngay, cần bảo quản khoai tây trong điều kiện thoáng mát và tối để tránh lục hóa, thối củ. Nếu bảo quản lâu, tốt nhất là bảo quản khoai tây thương phẩm trong kho lạnh ở nhiệt độ 12 – 14oC, ẩm độ không khí 90%. Bảo quản khoai tây giống trong kho lạnh ở nhiệt độ 40oC.
Quá trình thu hoạch khoai tây vụ đông
-
Kỹ thuật xử lý củ giống khoai tây trước khi trồng
Phương pháp trồng khoai tây truyền thống và phổ biến ở khắp các nơi là trồng bằng củ. Vì vậy củ giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng khoai tây thương phẩm.
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY GIỐNG
Hàng năm ở Việt Nam nguồn khoai tây giống chủ yếu được nhập khẩu. Vì vậy việc xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm định, xác nhận, bảo quản và cung ứng giống khoai tây có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất khoai tây phát triển.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô