Quy trình kỹ thuật trồng su hào trái vụ lợi nhuận cao

Quỳ trình trồng su hào trái vụ hiệu quả kinh tế cao

Cây su hào thông thường được trồng vào mùa lạnh, khi thời tiết mát mẻ. Đây cũng là vụ chính của su hào trong năm. Tuy nhiên việc trồng su hào trái vụ lại mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều lần trồng su hào chính vụ. Vì vậy, nhiều bà con nông dẫn rất quan tâm đến kỹ thuật trồng su hào trái vụ. Xuất phát trừ lý do trên, Cẩm nang cây trồng xin cung cấp những thông tin đầy đủ về kỹ thuật trồng su hào trái vụ nhằm giúp bà con có thể tự tin canh tác sản xuất su hào trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Trồng su hào trái vụ trong nhà lưới

1. Thời vụ trồng su hào trái vụ là khi nào?

- Trồng su hào trái vụ tức là trồng su hào vào mùa nóng. Vì vậy cần lựa chọn các giống có khả năng chống chịu được nắng nóng mà vẫn đảm bảo sinh trưởng phát triển tốt. Một số giống trồng trái vụ đang phổ biến hiện nay như B40, Winner, …Tùy vào điều kiện cụ thể để lựa chọn giống thích hợp.

- Đối với các giống chịu nóng có thể gieo trồng thời vụ từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hằng năm.

Trồng su hào trái vụ lợi nhuận lớn

2. Kỹ thuật gieo hạt giống su hào trái vụ

- Trồng su hào trái vụ thời tiết nắng nóng nên hạn chết việc bấm trồng lại cây sẽ gây mất nhiều thời gian. Do vậy tiến hành làm đất và gieo hạt trực tiếp ra ruộng sản xuất.

- Xử lý hạt trước khi gieo: Hạt giống trước khi gieo được ngâm vào nước ấm (43oC – Hai sôi ba lạnh) trong thời gian 15 phút. Sau đó vớt hạt để ráo và đem ủ trong khăn ướt từ 1 – 2 ngày khi nào hạt nứt nanh thì đem đi gieo.

- Cách gieo hạt theo rạch theo mật độ rạch cách rach 7 – 10 cm, cây cách cây từ 5 – 7 cm. Gieo xong tiến hành phủ một lớp rơm rạ hoặc rấu lên rồi mỗi ngày tiến hành tưới đều đăn giữ ẩm cho đất. Khi cây mọc thì bỏ lớp rơm rạ trên mặt luống, thường xuyên tưới ẩm duy trì độ ẩm cho đất từ 60 – 70%.

Gieo su hào tím trồng trái vụ

3. Kỹ thuật làm đất và vòm che

- Đất trồng nên chọn đất thịt nhẹ hoặc pha cát, nơi đất cao để gieo hạt tỷ lệ nảy mầm cao. Đánh tơi xốp đất, sau đó lên luồng cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, mặt uống từ 0,8 – 1 m.

- Trong quá trình làm đất, lên luống trồng tiến hành bón lót với lượng bón tính cho 1 ha như sau 800 – 1.000 kg phân chuồng hoai mục + 600 – 800 kg Super lân + 160 – 180 kg Kali + 400 – 500 kg vôi.

- Việc làm đất, bón phân, lên luống được tiến hành ít nhất 15 – 20 ngày trước khi gieo hạt giống.

- Làm vòm che đơn giản cho luống: Do trồng trái vụ thời tiết nắng nóng và mưa nhiều nên để hạn chế tác động bất thuật từ thời tiết. Có thể sử dụng các vòm sắt hoặc bằng tre nứa uốn cong làm vòm, có kích thước theo luống để che phủ bằng lưới đen giai đoạn mới gieo và vòm nilong che mưa. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tránh tác động do mưa to.

Xem thêm < 4 - CPA - Na 98% Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất cây trồng >

4. Kỹ thuật chăm sóc cây su hào trái vụ

- Tỉa định cây: Sau khi su hào được 1 lá thật tiến hành tỉa định cây lần 1. Lần 2 tiến hành khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây từ 5 – 7 cm.

- Làm cỏ vun đất: Nên tiến hành tường xuyên bằng tay, hoặc kết hợp với thời điểm tỉa định cây, trước khi bón phân thúc.

Chăm sóc su hào trái vụ

 * Bón phân thúc cho cây su hào trái vụ cho năng suất cao

- Lượng phân bón tính cho 1 ha su hào

Lần bón

Loại phân

Lượng (kg/)

Cách bón

Bón thúc lần 1 (Sau khi cây có 2 – 3 lá thật)

Ure

250 – 300

Hòa với nước tưới vào gốc

Kali

300 - 350

Bón thúc lần 2 (Sau sau lần 1 từ 25 – 30 ngày)

Đạm

700 - 800

Hòa với nước rồi tưới vào gốc

Kali

350 - 450

Bón thúc lần 3 (Sau khi trồng 40 – 45 ngày)

Kali

400 - 450

Hòa với nước rồi tưới vào gốc

- Ngừng bón phân đạm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Trồng su hào trái vụ không khó

* Chế độ tưới nước cho cây su hào trái vụ

- Ngay sau khi gieo hạt cần tưới nước duy trì độ ẩm cho cây từ 75 – 80%. Thông thường ngày tưới 1 – 2 lần.

- Giai đoạn mới gieo tiến hành tưới bằng vòi hoa sen lên mặt luống. Khi cây con phát triển có 3 – 5 lá thật có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh để hạn chế lây lan nấm bệnh gây hại su hào.

- Giai đoạt cây phát triển củ có thể giản thời gian tưới 1 ngày/1 lần. Nếu thời tiếp mưa đủ ẩm không cần tưới. Trường hợp mưa nhiều cần tháo nước tránh gây ngập úng dễ làm cây chết úng.

Chế độ nước cho cây su hào trái vụ

* Phòng trừ sâu bệnh hại cây su hào

- Do sản xuất trái vụ thời tiết nắng nóng, mưa nhiều nên sâu bệnh hại phát sinh gây hại nhiều.

- Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời có phương pháp xử lý.

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết để đảm bảo chất lượng sạch cho sản phẩm sau thu hoạch.

Xem thêm < Gibberellic Acid GA3 nguyên chất 90% Kích thích sinh trưởng cây trồng >

5. Cách thu hoạch su hào đúng kỹ thuật

- Thời điểm thu hoạch su hào tùy thuộc vào thời vụ trồng su hào trái vụ, loại giống, thời tiết, kỹ thuật chăm bón,… Thông thường khi thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì có thể tiến hành thu hoạch là thích hợp.

- Cách thu hoạch củ: Nhỏ củ khỏi mặt đất, dùng dao sắc cắt bỏ gốc, loại bỏ các lá sâu bệnh, lá già. Xếp vào thùng, sọt, túi nilong để đưa về nơi râm mát, kho lạnh, để sơ chế đóng gói trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.

- Lưu ý trong quá trình sơ chế, vận chuyển không ngâm nước quá lâu, không làm giập nát đễ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối củ.

- Tiêu chuẩn chất lượng củ su hào thành phẩm cần đạt như củ tươi, màu trắng nhạt đến đậm, không có bệnh, côn trùng và những chất không cho phép theo đúng quy định về an toàn thực phẩm.

Bội thu trồng su hào trái vụ

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status