Quy trình bón phân cho cây đay

Cây trồng liên quan: Cây đay

quy trình bón phân cho đay

Đay là cây có khối lượng sinh khối lớn, và chịu phân bón nên rất cần bón nhiều phân.

Để thu hoạch 10 tấn đay/ha, cần 119 kg N, 45,5 kg P2O5, 155 kg K2O ngoài ra cần yêu cầu 1 số nguyên tố vi lượng sau: B, Cu, Zn. Mỗi yếu tố dinh dưỡng đều có vai trò quan trong sự sinh trưởng và phát triển của cây.

1. Đạm

Có tác dụng lớn nhất đối với sản lượng sợi. Đủ đạm lá phát triển tối, thân cao nhanh, thiếu đạm: Thân mềm, dễ bị nhiễm bệnh, phẩm chất sợi giảm.

- Đay xanh quả tròn: Bón đạm tăng năng suất 75 - 125%.

- Đay xanh quả dài và đay cách: Bón đạm làm tăng 54 - 70%.

Lượng N bón có hiệu quả kinh tế nhất là: 45 - 90 kg/ha.

2. Lân

Xúc tiến bộ rễ, do đó tăng sức hút nước, phân, tăng sức chống hạn, gió, tăng sản lượng và chất lượng hạt giống, tăng chất lượng làm sợi trắng bóng đẹp.

- Thiếu lân lá bé, có màu xanh hơi tối, cây nhỏ cành và hoa quả ít. Hiệu quả phân lân chậm, nên chủ yếu dùng bón lót.

3. Kali

Tăng cường sự trao đổi chất, tăng độ dày của vỏ, tỷ lệ và độ bền của sợi, tăng sức chịu hạn và chống chịu sâu bệnh.

- Thiếu Kali đốt ngắn, xuất hiện vết nâu ở rìa lá, mô sợi và gỗ, phát dục không đều, phẩm chất sợi kém, cây dễ bị nấm bệnh.

Để xác định tỉ lệ phối hợp NPK cần căn cứ vào mục đích trồng đay để lấy sợi hay là nhân giống, các điều kiện hóa tính của đất trồng đay, chế độ luân canh.Trong điều kiện Việt Nam có thể sử dụng tỉ lệ 3:1:2 (60kg N, 20kg P2O5, 40kg K2O) hoặc (90 kg N, 30 kg P2O5, và 60 kg K2O).

Quy trình bón lượng cho 1 ha: Lưu ý bón lót đầy đủ, chú ý bón thúc ở thời kỳ cây con, bón nhiều ở thời kỳ vươn cao, bón thích hợp ở thời kỳ nuôi ngọn.

+ Phân chuồng: 5 - 8 tấn/ha.

+ Phân Ure: 150 kg (sulfat đạm 300 kg).

+ Supe lân: 150 kg.

+ Kali clorua: 80 kg.

Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Lân.

- Bón thúc:

+ Giai đoạn cây con: Đạm 40 kg, kali 30 kg.

+ Giai đoạn vươn cao: Đạm 80 kg, Kali 50 kg.

+ Giai đoạn nuôi ngọn: Đạm 30 kg, Kali 50 kg.

Lưu ý:

- Áp dụng với đay xanh quả tròn.

- Một số trường hợp ít phân khoáng, có thể phun đạm lên lá (nồng đô 2%). Cứ 1 tuần phun 1 lần, hiệu quả cao hơn so với bón cùng lượng phân vào đất

Nguồn: Giáo trình cây công nghiệp đại học nông nghiệp Hà Nội
Bài liên quan
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đay Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đay
    Trồng đay chủ yếu lấy sợi ở vỏ thân, năng suất sợi cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cây hữu hiệu trên đơn vị diện tích,..Để đảm bảo năng suất và phầm chất phải áp dụng quy trình kỹ thuật...
DMCA.com Protection Status