Nông nghiệp hữu cơ là gì (Phần 4)
Vì sao canh tác nông nghiệp hữu cơ?
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ bảo vệ đất trồng cho tương lai.
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ làm cho đất trồng màu mỡ hơn.
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ kiểm soát sâu và bệnh mà không ảnh hưởng đến con người hoặc cuộc sống tự nhiên hoang dã.
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ đảm bảo nguồn nước được tinh khiết.
- Tất cả những phương pháp đề cập ở trên được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực mà người nông dân sẵn có, vì vậy người nông dân chỉ cần ít tiền hơn để mua vật tư đầu vào cho sản xuất canh tác.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ bảo vệ môi trường và đồng thời sản xuất thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thức ăn gia súc và lương thực chất lượng cao để bán với giá tốt.
Nông nghiệp thâm canh, hiện đại gây ra nhiều vấn đề?????
- Đất trồng trở lên cằn cỗi.
- Mỗi năm lại cần nhiều phân bón hóa học hơn để trồng khối lượng cây trồng không đổi.
- Sâu và bệnh ngày càng trở nên khó kiểm soát.
- Sông, hồ bị ô nhiễm bởi chất hóa học và màu bị rửa trôi khỏi đất.
- Động vật nuôi được nuôi trong điều kiện không tự nhiên đang dẫn đến những vấn đề nguy hại về sức khỏe và đời sống thịnh vượng của chúng.
Nông nghiệp hữu cơ (trở về phương pháp truyền thống):
- Canh tác hữu cơ không có nghĩa là sử dụng phương pháp lỗi thời.
- Nhiều trong số các hệ thống canh tác truyền thống là tốt và đã không gây mất mùa qua nhiều năm, nhưng sản lượng thường thấp.
- Canh tác hữu cơ chọn lọc những gì tốt nhất từ hệ thống canh tác truyền thống và cải thiện chúng bằng cách áp dung những khám phá khoa học hiện đại.
- Nông dân hữu cơ không chỉ phó mặc trang trại của mình cho thiên nhiên mà họ sử dụng toàn bộ kiến thức, kỹ thuật và những sản phẩm sẵn có để “làm việc với tự nhiên”.
- Để trở thành một nông dân hữu cơ thành công, người nông dân không được coi tất cả các loại côn trùng đều là sâu, tất cả thực vật ngoài khu vực canh tác là cỏ và giải pháp cho mọi vấn đề là phun hóa chất.
- Một nông dân hữu cơ phải tạo được sự cân bằng giữa tự nhiên và canh tác, nơi mà thực vật và động vật là có thể sống và tăng trưởng tốt.
Sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác hữu cơ:
- Canh tác hữu cơ tránh sử dụng thuốc trừ sâu dễ hòa tan và nhanh chóng phân tán vào chuỗi thức ăn hoặc nguồn nước.
- Chỉ một lần phun có thể làm mất cân bằng giữa sâu và những động vật có ích, động vật ăn sâu.
- Thậm chí, nếu có thể những chất tự nhiên từ thực vật được sử dụng để trừ sâu bệnh và cỏ cũng không nên dùng. Nếu người nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, thì chỉ những thuốc trừ sâu từ thực vật an toàn nhất mới nên được sử dụng.
- Tốt nhất là bạn nên kiểm tra trong tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia của nước bạn xem loại thuốc trừ sâu từ thực vật nào được phép hoặc được khuyến nghị sử dụng.
Đất trồng trong công tác canh tác hữu cơ:
- Đất trồng là một hệ thống sống; cũng như những phần tử nhổ tạo nên đất trồng, hàng triệu loài sinh vật khác nhau, cả lớn và nhỏ, mỗi loại đều rất quan trọng trong việc tái tạo lại dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật đất dựa trên thực vật để sống và đổi lại chúng giúp thực vật sinh trưởng tốt. chăm bón đất trồng với phân ủ và phân chuồng là chăm bón cho tất cả các loại sự sống ở trong đất trồng, đất trồng theo đó sẽ chuyển phân chuồng và phân ủ thành thức ăn để thực vật sinh trưởng.
- Cho đến chừng nào việc quản lý hữu cơ còn tốt, thì khi được bón phân chuồng, đất trồng sẽ màu mỡ hơn và có thể sản xuất ra cây trồng mạnh khỏe hơn. Người nông dân hữu cơ phải canh tác đất trồng đúng thời gian và đúng cách để cung cấp điều kiện sống tốt nhất cho tất cả các loài sinh vật trong đất trồng và cho rễ cây.
- Trong đất phải có những khoảng không khí để rễ cây mạnh khỏe và cho phép dễ cây đâm xuống dưới để hút nước. nước phải ngấm đi, nhưng không được quá nhanh.
Dinh dưỡng cây trồng trong canh tác hữu cơ:
Phân bón nhân tạo không giúp đất trồng giữ nước và có độ xốp đất phù hợp để nước ngấm một cách hợp lý. Phân bón nhân tạo không nuôi dưỡng đời sống của đất trồng. Phân bón nhân tạo kích thích thực vật tăng trưởng nhanh nhưng là sự tăng trưởng mềm yếu không chống chọi được với hạn hán và bệnh.
- Bất cứ nơi nào có thể, người nông dân hữu cơ thường làm việc với các nguyên liệu từ trang trại của mình, rất ít lấy vật tư đầu vào từ ngoài trang trại.
- Chất dinh dưỡng phải được tính sinh bằng cách ủ những chất thải của cây và sử dụng phân chuồng động vật.
- Sử dụng tối đa quá trình tự nhiên ổn định đạm từ cây họ đậu.
Điều quan trọng phải nhớ rằng sử dụng quá nhiều phân chuồng động vật hoặc các chất hữu cơ giàu dinh dưỡng hoặc sử dụng chúng sai thời điểm có thể sẽ chỉ có hại như sử dụng quá nhiều phân hóa học hoặc phân người.
Luân canh cây trồng trong hệ thống canh tác hữu cơ:
Tất cả các hệ thống canh tác hữu cơ đều dựa trên việc áp dụng hệ thống luân canh cây trồng tốt.
Luân canh cây trồng có nghĩa là có thời gian để độ màu mỡ của đất trồng được tích lũy và có thời gian để cây trồng được tăng trưởng, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
Luân canh cây trồng cũng kiểm soát cỏ dại và bệnh, giúp cho các loài thiên địch có lợi sống được ở trong trang trại.
Các loại luân canh
- Thay đổi cây trồng
- Bỏ hoang với cỏ hoặc bụi cây
- Luân canh với cây họ đậu
Vai trò của phân xanh trong hệ thống canh tác hữu cơ:
Phân xanh là loại cây được trồng chủ yếu để làm đất trồng tốt, để tái tạo chất dinh dưỡng thực vật, chất hữu cơ và cũng rất có ích trong quản lý trang trại hữu cơ.
Chúng thường cố định đạm, tuy nhiên không phải luôn như vậy. chúng có thể được trồng cùng với cây trồng khác hoặc được sử dụng như cây che bóng. Chúng ngăn không cho chất dinh dưỡng bị rửa trôi khỏi đất trồng giữa những mùa vụ chính.
Nguyên liệu thực vật để làm phân xanh cũng có thể được cắt từ thực vật hoặc cây trồng ở nơi khác trong trang trại và có thể được ủ xuống đất trồng hoặc sử dụng để tủ gốc cho cây trồng.
Phân xanh giúp:
- Tạo và tái tạo chất dinh dưỡng thực vật và chất hữu cơ
- Cải thiện cấu trúc đất trồng
- Cải thiện khả năng giữ nước của đất trồng
- Kiểm soát xói mòn đất trồng
Cuộc sống tự nhiên
Điều quan trọng là tạo điều kiện để nhiều loài động vật và thực vật có ích sống trong trang trại hoặc vườn. Điều này có vẻ như một lời mời đối với cỏ, sâu và bệnh khi người nông dân thường xuyên dành nhiều thời gian để kiểm soát cuộc sống tự nhiên hoang dã. Tuy nhiên, động vật và thực vật trong tự nhiên hiếm khi bị thiệt hại từ những vấn đề sâu bệnh nặng. Tất cả các loài đều có chỗ của mình và số lượng của một loài do loại khác làm giảm xuống.
Điều này không có nghĩa là thiên nhiên có thể kiểm soát được trang trại, với cây trồng đang đấu tranh để tồn tại.
Người nông dân phải học cách nhận ra côn trùng và các động vật khác có thể ăn và kiểm soát sâu. Chúng cũng cần được giúp đỡ và bảo vệ bằng cách cung cấp cho chúng những gì chúng cần để sinh trưởng và sinh sản.
Nguồn nước
Trong những vùng đất trồng khô cằn, việc sử dụng nguồn nước cẩn thận là một phần trong canh tác hữu cơ và cũng quan trọng như bất kỳ kỹ thuật nào trong canh tác hữu cơ.
Như với những người lực khác trong trang trại, hệ thống hữu cơ nên cố gắng sử dụng nước có sẵn trong hệ thống, không sử dụng nước nhiều hơn mức tự nhiên có thể cung cấp.
Có nhiều cách để sử dụng nguồn nước cẩn thận, bao gồm:
- Sử dụng bậc thang, hệ thống tưới tiêu cẩn thận, bể hoặc khu vực chứa nước mưa.
- Khả năng giữ nước của đất trồng phải được cải thiện bằng cách bón chất hữu cơ vào đất trồng.
- Tủ gốc giúp giữ nước trong đất trồng bằng cánh ngăn bề mặt đất trồng khỏi bị khô và trở nên quá nóng.
Đa dạng hóa gen
Trong một loại cây trồng có thể có nhiều sự khác nhau giữa các cây, một số có thể cao, một số có sức đề kháng với bệnh. Sự đa dạng lớn nhất là trong những loại cây trông truyền thống do người nông dân trồng và lưu giữ hạt giống tại địa phương.
Loại cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nhân giống hiện đại có xu hướng rất giống nhau và nếu một cây có thien hướng bị bệnh, các cây khác cũng bị như vậy. Mặc dù một vài giống hiện đại mới có thể có sức đề kháng rất tốt với sâu và bệnh, nhưng cũng rất nguy hiểm khi chúng ta đưa quá nhiều vào bất kỳ giống nào trong số đó.
Trong hệ thống hữu cơ sự đa dạng về giống hoặc “đa dạng về gen” giữa các cây của cùng một loại cây trồng là quan trọng. Điều này giúp cho cây trồng có thể chống lại sâu, bệnh và đóng vai trò như một bảo hiểm cho việc thất thu mùa vụ trong điều kiện khí hậu không bình thường như hạn hán hoặc lũ lụt. Khi trong tổng hợp các loại cây trồng trong cùng một nương, ruộng hoặc trong các luống xen nhau gọi là “xen canh”, hoặc trồng nhiều giống khác nhau của một vụ là rất có ích.
Một nông dân hữu cơ nên:
- Sử dụng càng nhiều giống cây trồng địa phương càng tốt.
- Trồng nhiều hơn một loại giống cây trồng hiện đại.
- Trồng tổng hợp các loại cây trồng trong cùng một nương.
Lựa chọn cây trồng trong hệ thống canh tác hữu cơ:
Mỗi loại cây trồng và giống cây trồng có nhu cầu riêng của mình và ở nơi này nó sẽ sinh trưởng tốt, nhưng ở khu vực khác nó sinh trưởng không tốt. Các cây trồng khác nhau bị ảnh hưởng một cách khác nhau bởi những yếu tố sau:
- Loại đất trồng
- Khí hậu
- Độ cao
- Loại và khối lượng dinh dưỡng
- Lượng nước cần thiết
Cây trồng sẽ chỉ cho sản lượng cao và đề kháng với sâu, bệnh tốt nếu chúng được trồng dưới điều kiện tốt nhất.
Những người nông dân hữu cơ học cách trồng những loại cây trồng và giống phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương.
Kiểm soát sâu bệnh trong hệ thống canh tác hữu cơ:
Những cây trồng khỏe mạnh chịu thiệt hại do sâu bệnh và bệnh gây ra ít hơn, vì vậy trồng những cây trồng khỏe mạnh là mục tiêu đầu tiên của người nông dân hữu cơ.
Nếu có thể, cây trồng và giống có sức đề kháng tự nhiên đối với sâu và bệnh phải được lựa chọn.
Giống cây trồng tại địa phương thường đề kháng tốt đối với sâu và bệnh địa phương.
Cây được trồng khi nào, ở đâu và như thế nào đều có thể ảnh hưởng đến mức độ sâu và bệnh. Ví dụ:
- Cây được trồng ở một thời điểm nhất định để tránh thời gian một loại sâu thường gây hại nặng nhất.
- Loại cây này được trồng cùng với loại cây khác để tránh sâu, ví dụ tỏi.
- Sâu có thể bị bẫy hoặc được nhặt khỏi cây trồng.
- Khuyến khích các thiên địch có ích để kiểm soát sâu.
Bằng cách lập kế hoạch canh tác cẩn thận và sử dụng tất cả những kỹ thuật sẵn có có thể giảm thiệt hại và giảm nhu cầu phun thuốc cho cây trồng.
Nếu sâu vẫn là một vấn đề nguy hại, để giảm thiệt hại, thỉnh thoảng một số sản phẩm tự nhiên có thể được sử dụng để trừ sâu hoặc ngăn không cho sâu hại cây trồng.
-
Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn PGS (phần 1)
Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng phân bón được sản xuất từ hoá chất hoặc phân người. Không dùng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong ...
-
Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn PGS (phần 2)
Chọn địa điểm xây dựng vườn ươm, giới thiệu một số vườn trồng rau hữu cơ, thủ tục đăng ký sản xuất rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn hữu cơ PGS...
-
Nông nghiệp hữu cơ là gì? - Phần 1
Nông nghiệp hữu cơ là gì? Vì sao canh tác nông nghiệp hữu cơ? Nông nghiệp hữu cơ có phải là trở về phương pháp truyền thống? Nông nghiệp hữu cơ có được sử dụng thuốc trừ sâu?
-
Nông nghiệp hữu cơ là gì? - Phần 2
Nông nghiệp hữu cơ là gì? luân canh và các loại luân canh, phân xanh là gì? tác dụng của phân xanh, cuộc sống tự nhiên và nguồn nước, hướng dẫn lựa chọn cây trồng phù hợp...
-
Nông nghiệp hữu cơ là gì? - Phần 3
Nông nghiệp hữu cơ là gì? Kiểm soát cỏ, quản lý động vật, quản lý bệnh trên động vật nuôi và chuồng trại. Thủy sản, sinh sản, cá giống và nguồn gốc cá giống, quản lý dịch bệnh...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô