Những bệnh hại trên cây keo giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng trừ
Keo là một loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, dễ trồng và mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ keo được sử dụng trong xây dựng, chế biến ván gỗ nhân tạo và làm nguyên liệu cho sản xuất giấy. Vì những lý do này, keo ngày càng được trồng với quy mô lớn. Tuy nhiên, diện tích trồng keo càng lớn thì bệnh hại trên cây keo càng nhiều. Có nhiều loại bệnh gây thiệt hại lớn cho cây keo, và mọi giai đoạn của cây đều có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong giai đoạn cây con. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhận biết các loại sâu bệnh hại cây keo trong giai đoạn vườn ươm và các biện pháp phòng trừ để đảm bảo cây đạt năng suất cao.
1. Bệnh thối cổ rễ cây con
Triệu chứng bệnh
- Cây bị bệnh có biểu hiện thối từ cổ rễ xuống đến bộ rễ. Vỏ rễ tróc lộ ra phần gỗ màu trắng.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh thường do đất chặt, tầng đất dày và địa thế ẩm thấp, tích tụ nước gây ra. Khi rễ và cổ rễ bị thương, khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng giảm, tạo điều kiện cho nấm Fusarium phát triển và gây hại.
Biện pháp phòng trừ
- Vườn ươm nên đặt ở nơi thoát nước tốt, tránh nơi đất chặt, địa thế ẩm thấp.
- Nên trồng trên đất cát pha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, xa rừng trồng cùng loại.
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh và xử lý hạt giống trước khi gieo, ươm.
- Không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục và các bầu cây cũ đã chết do bị bệnh.
- Đảm bảo không ươm cây quá dày.
- Nếu cây bị bệnh nặng tiến hành thuốc BVTV: Zineb 1%, Carbendazim 0.1%, liều lượng 0.3l/m2 trong 2 tháng đầu, mỗi tháng phun 1 lần.
2. Bệnh phấn trắng hại lá keo
Triệu chứng bệnh
- Trên lá xuất hiện những đốm bột màu trắng, sau đó lan rộng và phủ kín cả hai mặt lá. Khi bệnh tiến triển nặng, mép lá bắt đầu khô, lá xoăn lại, chuyển màu nâu vàng và khô chết, nhưng vẫn không rụng. Cây bị ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí có thể dẫn đến chết cây.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá để hút dinh dưỡng.
- Bệnh thường phát sinh vào tháng 11, nặng nhất là vào khoảng tháng 3 -4. Trong điều kiện thích nghi bênh có thể lây lan thành dịch.
Biện pháp phòng trừ
- Tăng cường chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm, bón phân cân đối đầy đủ.
- Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh.
- Khi bệnh xuất hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vât: Topsin 0.1% phun 2-3 lần hoặc sử dụng 0.5kg tro bếp + 10L nước lọc rồi thêm 0.3% xà phòng tưới lên cây bị bệnh.
3. Bệnh thối nhũn hom keo lai
Triệu chứng bệnh
- Trên lá xuất hiện những đốm bột màu trắng, sau đó lan rộng và phủ kín cả hai mặt lá. Khi bệnh tiến triển nặng, mép lá bắt đầu khô, lá xoăn lại, chuyển màu nâu vàng và khô chết, nhưng vẫn không rụng. Cây bị ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí có thể dẫn đến chết cây.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá để hút dinh dưỡng.
- Bệnh thường phát sinh vào tháng 11, nặng nhất là vào khoảng tháng 3 -4. Trong điều kiện thích nghi bênh có thể lây lan thành dịch.
Biện pháp phòng trừ
- Tăng cường chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm, bón phân cân đối đầy đủ.
- Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh.
- Khi bệnh xuất hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vât: Topsin 0.1% phun 2-3 lần hoặc sử dụng 0.5kg tro bếp + 10L nước lọc rồi thêm 0.3% xà phòng tưới lên cây bị bệnh.
-
Kỹ thuật nhân giống in - vitro cây keo lai
Keo lai là loài cây trồng quan trọng và rất có triển vọng trong nhiều chương trình trồng rừng ở Việt Nam, đặc biệt trên những vùng đất bị thoái hóa.
-
Kỹ thuật nhân giống cây keo lai bằng phương pháp giâm hom
Keo lai (Acacia hybrid) là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái...
-
Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây keo lá tràm giai đoạn vườm ươm
Nhân giống cây lâm nghiệp đang trở thành một nghề mang lại hiệu quả cao cho các hộ làm vườn. Cây keo lá tràm là một trong những cây chủ lực của các vườn ươm. kỹ thuật nhân giống cây keo lá tràm như thế nào?
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô
- Kỹ thuật chăm sóc cà phê mùa khô: phục hồi, bổ sung dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng
- Kỹ thuật nhân giống cây keo lai và chăm sóc rừng keo lai giâm hom
- Cách trồng và chăm sóc hoa ly nở đẹp đúng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cây Trúc Phật Bà: Ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng và cách chăm sóc