Hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng cho dưa hấu và các loại cây họ bầu bí ( dưa leo, bầu, bí...)
1. Nhu cầu dinh dưỡng
Các cây họ bầu bí (dưa hấu, dưa leo, bầu, bí, mướp, khổ qua) có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp đất thịt nhẹ hoặc cát pha nhiều mùn, khả năng giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước, pH = 6 - 7.
Năng suất dưa hấu, dưa leo trung bình 20 - 30 tấn/ha, các giống lai F1 năng suất cao hơn có thể tới 40 - 50 tấn.
Các cây họ bầu bí có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, khối lượng thân, lá nhiều, năng suất quả cao nên nhu cầu dinh dưỡng cũng lớn. Ngoài NPK, các cây họ bầu bí rất nhạy cảm với các chất trung - vi lượng, nhất là canxi, magiê, mangan, đồng, cần bón bổ sung.
Các triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng thường thấy là:
- Thiếu đạm lá chuyển màu vàng lợt từ chóp kéo dài xuống 2 mép lá, ngọn chậm phát triển, lá nhỏ, quả nhỏ, đầu quả bị teo lại. Thiếu lân trên mặt lá trưởng thành có nhiều vết đỏ tím, lá dễ rụng, rễ phát triển kém nên cây sinh trưởng chậm, quả nhỏ.
- Thiếu kali mép lá khô héo, bị rách ở vùng giữa gân lá, lá non hơi rũ xuống.
- Thiếu canxi mặt lá xuất hiện nhiều đốm khô vàng, đọt héo.
- Thiếu magiê lá già có những đốm hoặc vệt vàng cam loang lổ, sau đó sớm héo khô.
- Thiếu mangan vùng mô giữa các gân lá chuyển màu trắng vàng lợt, gân lá còn xanh, lá nhỏ, nụ và hoa dễ rụng.
- Thiếu đồng triệu chứng tương tự mangan, toàn lá nhạt màu, lá có vẻ mềm mỏng, ngọn phát triển chậm.
- Thiếu bo lá tử diệp phình to ra, ngọn đâm nhiều chồi phụ, hoa và quả non rụng nhiều, quả bị nứt.
2. Bón phân
Lượng phân bón các loại cho 1 ha toàn vụ là:
Phân chuồng hoai = 20-30 tấn
Vôi = 500-800kg
Đạm = (N) 120-200kg
Lân = (P2O5) 80-120kg
Kali = (K2O) 120-200kg
Bón lót: Rải vôi trước khi làm đất lần cuối. Toàn bộ phân chuồng cùng với 1/5 đạm + 1/2 lân + 1/5 kali bón theo hàng hoặc theo hốc trước khi trồng.
Bón thúc: Số NPK còn lại chia bón thúc 4 lần:
Lần 1: 7 - 10 ngày sau trồng, cây có 3 - 4 lá 1/5 đạm + 1/4 lân.
Lần 2: Khi cây đâm tua, bắt đầu bò (15 - 20 ngày) 1/5 đạm + 1/4 lân + 1/5 kali.
Lần 3: Cây bắt đầu có hoa 1/5 đạm + 2/5 kali.
Lần 4: Sau thu hoạch 1 - 2 đợt: 1/5 đạm + 1/5 kali. Với dưa hấu, đây cũng là lần bón nuôi quả (quả có đường kính 3 - 5 cm).
Trong suốt thời gian sinh trưởng phun phân bón lá có trung - vi lượng một số lần. Ví dụ như sản phẩm Combi chelate 02: là sản phẩm tự phối cung cấp đầy đủ các loại vi lượng cho cây dưới dạng chelate giúp cây hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả.
-
Kỹ thuật canh tác cây dưa hấu
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu: Chuẩn bị đất trồng, chọn giống, xác định mùa vụ, xử lý hạt giống, cách gieo trồng, chăm bón, tỉa nhánh chọn quả và thu hoạch dưa hấu
-
Những điều cần biết về đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng khi trồng cây dưa hấu
Điều kiện khô ráo thuận lợi cho cây dưa hấu phát triển tốt. Giai đoạn ra quả và phát triển quả, cây cần được cung cấp đủ nước,...
-
Cách trồng cây bí siêu ngọn năng suất cao
Cây rau bí ngọn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc cho năng suất cao, được rất nhiều nhà trồng làm kinh tế cao, cách trồng không khó mà ít công chăm sóc.
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài