Nhân giống hữu tính (bằng phương pháp gieo hạt) cây mai chiếu thủy
Nhân giống hữu tính là nhân giống bằng cách gieo hạt. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm và được áp dụng phổ biến khi cần nhân số lượng cây mai con nhiều.
Nhân giống hữu tính (gieo hạt) được áp dụng phổ biến nhất vì dễ thực hiện và có số lượng mai con nhiều để trồng, không tốn kém nhiều về thời gian và công sức. Còn ngày nay, cây mai được trồng chủ yếu là giâm cành.
Ưu điểm: Số lượng nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức.
Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ.
Khi gieo và ươm hạt giống cần phải biết đặc tính sinh học của hạt đảm bảo chắc chắn hạt đang trong giai đoạn tốt nhất cho việc gieo hạt. Hạt mai chiếu thủy trước khi nảy mầm cũng trải qua giai đoạn "NGỦ". Tuy nhiên, thời gian ngủ ở hạt mai chiếu thủy ngắn, do vậy cần biết chọn thời điểm đem xử lý ngay qua thuốc kích thích nảy mầm một đêm rồi gieo ngay.
1. Thu hái và xử lý hạt (quả) giống mai chiếu thủy
Hạt mai chiếu thủy có khả năng nảy mầm khá tốt, nên tuyển lựa từ những cây mai mẹ có nhiều ưu điểm nhất trong vườn như sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nhiều hoa và nở hoa lớn, màu sắc tươi đẹp.
Quả mai chiếu thủy già bung hạt trên cây
2. Kỹ thuật gieo hạt (quả) mai chiếu thủy
2.1. Kỹ thuật gieo hạt (quả) trực tiếp vào đất
Vườn ươm hạt mai giống phải được xới tơi xốp và bón lót phân chuồng hoai đầy đủ, sau đó lên liếp để chuẩn bị cho việc gieo hạt. Liếp ươm phải đủ cao, xung quanh phải có mương rãnh thoát nước hữu hiệu để tránh bị úng ngập trong những tháng mưa bão. Hạt mai giống gieo trên liếp nên gieo theo hàng, với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 20 cm, hạt cách hạt khoảng 10 cm.
Quả (hạt) giống mai chiếu thủy khô, mỗi hạt có một chùm bông mềm mại
Tùy vào độ ẩm cần thiết của đất gieo hạt mà hạt mai giống có thể nảy mầm sau vài ba tuần hoặc có khi sau một hai tháng. Với những cây mai con mọc chậm, sau này nếu được chăm sóc kỹ, tưới và bón phân đầy đủ, chúng cũng phát triển nhanh. Trong thời gian gieo, ươm cần chú ý giữ ẩm và tránh không để cho kiến tha mất.
Hạt giống mai chiếu thủy
2.2. Gieo hạt vào bầu nilon
Ươm giống mai vào bịch nilon
Ưu điểm: khi cây đã lớn dể vào chậu hoặc đem trồng.
Nhược điểm: khó tưới nước đối với những vùng có nguồn nước không tốt (tưới lên lá dễ làm cháy lá, phát sinh nhiều bệnh).
2.3. Ươm hạt vào chậu, thùng...
Ươm hạt mai vào chậu thùng
Ưu điểm: dể chăm sóc, tưới nước, di chuyển (chậu nhỏ)
Nhược điểm: khi cây lớn khó tách ra để đem trồng.
3. Chăm sóc cây mai chiếu thủy giai đoạn sau khi mọc
Đất ương hạt được làm kỹ, có trộn thêm phân chuồng hoai mục, lên luống cao để chăm sóc khi cây mọc cao khoảng 10 - 15 cm thì ra ngôi, tiếp tục chăm sóc tới lớn mới đem trồng vào chậu được.
Trong thời gian đầu chỉ tưới nước đủ ẩm cho cây, không nên tưới đạm hoặc nước có pha các loại phân bón cây con dễ chết. Thường xuyên xới phá váng cho cây lớn nhanh. Đất ra ngôi cây con cũng làm kỹ, lượng phân bón lót cho 1 m2 gồm: 3 - 5kg phân chuồng + 300g lân + 150g đạm hoặc dùng 2 kg phân hữu cơ vi sinh. Cũng có thể dùng 40% hỗn hợp này + 60% đất màu tơi xốp để đóng bầu, ra ngôi với kích thước 8 x 15 cm rồi xếp thành các luống tập trung để dễ chăm sóc.
Cây mai chiếu thủy ươm trong bầu nilon
Cứ 2 tháng bón thúc cho cây 1 lần bằng phân chuồng hoai mục trộn thêm 5 - 7% đạm với khối lượng 1 - 2 kg/m2. Thời gian chăm sóc cây giai đoạn ươm khoảng từ 6 - 8 tháng cây cao khoảng 40 - 50 cm thì đem trồng vào chậu được.
Khi cây mai con lên cao khoảng 20 cm, có thể bứng ra trồng vào bầu ươm, chậu hoặc trồng cố định ở ngoài vườn. Khi bứng cây con cần tránh làm đứt rễ cái (rễ chuột), vì rễ cái bị đứt sẽ không có khả năng mọc lại như các rễ con nên sau này cây sẽ còi cọc, không phát triển được và có thể cây sẽ chết. Vì thế, muốn bứng cây con thì trước đó một buổi nên tưới cho cây thật đẫm nước để cho đất mềm ra, sau đó bứng luôn bầu đất một các nguyên vẹn, nếu bầu đất do khô mà bị bể khiến đất không còn ôm lấy rễ thì bộ rễ con ít nhiều cũng bị thương tổn, bị đứt ngang hay giập nát nên cây con sẽ dễ mất sức.
Cây mai chiếu thủy trồng bằng hạt sẽ phát triển chậm, khoảng vài ba năm hoặc hơn nữa mới ra hoa, nhưng rất tiện cho việc uốn sửa thành những dáng thế vì cây con còn non nên từ thân đến cành đều mềm dẻo, dễ uốn sửa.
Thời gian cây mai còn nhỏ nếu trồng trong chậu thì cứ 2 - 3 năm thay chậu 1 lần bằng các chậu lớn hơn. Kết hợp với thay chậu là thay đất có bổ sung phân và cắt bỏ bớt các rễ già, trồng lại vào chậu mới. Công việc này nên làm vào mùa xuân hàng năm là thích hợp, tránh làm vào mùa khô sẽ gây hại cho cây. Mỗi năm nên bón thúc cho cây trong chậu 3 - 4 lần, cách nhau 3 - 4 tháng. Trước mùa xuân giúp cho cây phát triển cành lá; trước mùa thu giúp cho cây tăng cường dinh dưỡng để nẩy chồi, phát nụ, trổ hoa v.v…
-
Kỹ thuật nhân giống cây cảnh, hoa cảnh từ hạt
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất...
-
Kỹ thuật nhân giống bằng hình thức chiết, ghép và giâm cành
Các bước trong kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng hình thức chiết, giâm cành, ghép. Thực hiện chiết, giâm cành một số cây cảnh thông thường đúng kỹ thuật...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài