Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rụng lá chân ở cây trồng
1. Hiện tượng rụng lá chân là gì?
Hiện tượng rụng lá chân là tình trạng các lá già hoặc lá bệnh bắt đầu rụng từ phần gốc và dần lan lên thân cây, hiện tượng này thường xuất hiện ở nhiều loại cây trồng như cây sầu riêng, cây cà phê, cây hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác. Tình trạng rụng lá chân có thể là dấu hiệu cảnh báo cây đang gặp vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng hoặc môi trường sống.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng lá chân
Rụng lá chân trên cây trồng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
Nguyên nhân do sốc nhiệt đột ngột: Khi thời tiết thay đổi bất ngờ, từ nắng gắt chuyển sang mưa hoặc từ mát mẻ sang nắng nóng, cây bị "sốc nhiệt" để tự bảo vệ, cây sẽ loại bỏ các lá già ở phần gốc nhằm giảm thiểu sự mất nước và duy trì sức sống cho phần ngọn.
Nguyên nhân do thiếu nước: Tình trạng thiếu nước kéo dài, đặc biệt trong mùa khô hoặc khi lượng nước tưới không đủ, khiến cây bị suy kiệt, lá già thường là bộ phận bị "hy sinh" đầu tiên để giảm bớt nhu cầu nước của cây.
Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng: Nếu cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như lân và kali, cây sẽ không đủ sức nuôi lá già, dẫn đến hiện tượng rụng lá chân. Ngoài ra, sự thiếu hụt vi lượng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cây.
Nguyên nhân do bệnh hại tấn công: Một số loại nấm bệnh như phytophthora sp. có thể xâm nhập vào lá, khiến lá bị vàng úa và rụng dần từ dưới lên, bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi vườn cây có độ ẩm cao.
3. Giải pháp khắc phục hiện tượng rụng lá chân
Để hạn chế và khắc phục tình trạng rụng lá chân, nhà vườn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dưới đây:
3.1. Cung cấp đủ nước cho cây
Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển quả, cần tưới nước đều đặn, tránh tình trạng ngập úng hoặc khô hạn kéo dài.
3.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Sử dụng phân bón NPK có hàm lượng lân và kali cao để giúp cây phát triển rễ khỏe mạnh, ngăn ngừa hiện tượng rụng lá.
Bổ sung Phân bón vi lượng Combi Chelate, đặc biệt là các thành phần thiết yếu như Bo, Kẽm, Sắt... giúp cây tăng cường khả năng chống chịu và phát triển ổn định.
Bột rong biển là giải pháp tự nhiên giúp cây giảm sốc nhiệt và tăng sức đề kháng, sử dụng liều lượng 1g bột rong biển hòa trong 1 lít nước sử dụng định kỳ cho cây 10-15 ngày/lần.
Để giảm thiểu tình trạng sốc nhiệt cho cây sử dụng sản phẩm Brass- Tria Plus để phun cho cây, liều lượng 25-30g cho 200L nước.
3.3. Kiểm soát và phòng trừ bệnh nấm
Thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sớm các dấu hiệu của nấm bệnh.
Sử dụng chế phẩm sinh học chứa Bacillus subtilis, một loại vi khuẩn có khả năng kháng nấm tự nhiên, pha 1-2g Bacillus subtilis với 1 lít nước và tưới định kỳ 5-7 ngày/lần.
Giữ vệ sinh vườn cây thông thoáng, tỉa bớt cành lá già, lá bệnh để hạn chế môi trường ẩm ướt, nơi nấm bệnh dễ phát triển.
4. Kết luận
Hiện tượng rụng lá chân là dấu hiệu cho thấy cây trồng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, nước hoặc sự tấn công của nấm bệnh. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Các giải pháp như tưới đủ nước, cung cấp dinh dưỡng hợp lý, bổ sung bột rong biển và kiểm soát nấm bệnh là những biện pháp thiết thực, dễ áp dụng trong canh tác thực tế. Các giải pháp này sẽ giúp cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh và cho năng suất tốt hơn.
-
Hiện tượng cam rụng lá xanh, quả non và cách giải quyết
Khi cây rụng quả non thì nó có thể bị sự tác động của rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, nhu cầu dinh dưỡng, sự gây hại của bệnh hại…
-
Biện pháp xử lý khi sầu riêng rụng lá hàng loạt
Hiện tượng rụng lá hàng loạt trên cây sầu riêng gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và hiệu quả kinh tế.
-
Nguyên nhân sầu riêng khô cành, chết ngọn, rụng lá và biện pháp khắc phục
Trong quá trình chăm sóc vườn sầu riêng, hiện tượng khô cành, chết ngọn là vấn đề nghiêm trọng mà nhiều bà con nông dân phải đối mặt. Việc phòng ngừa và xử lý hiện tượng khô cành, chết ngọn ở sầu riêng đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc tỉ mỉ từ người nông dân.