Mua sắm dụng cụ chuyên dùng để trồng mai kiểng
Dù sinh sống với nghề gì ta cũng cần có đủ mọi thứ dụng cụ chuyên dùng, vì đó là những dụng cụ hỗ trợ giúp mình thực hiện tốt được công việc lại đỡ tốn kém thì giờ.
Như người làm ruộng không thể không sắm cái cày, cái cuốc. Như người thợ mộc không thể không sắm cho mình cái cưa, cái đục, cái bào...
Nghề trồng mai kiểng mang tính kỹ thuật cao, dù nghệ nhân có óc sáng tạo tuyệt vời, có đôi tay khéo léo đến đâu mà thiếu hẳn các dụng cụ chuyên dùng thì khó có thể uốn sửa, tháp ghép để tạo ra cây mai đẹp như ý muốn được.
Dụng cụ chuyên dùng của nghề trồng mai kiểng tuy cần đến rất nhiều thứ, nhưng nếu khéo ta có thể tự chế ra được một số mà dùng khỏi phải bỏ tiền ra mua sắm tốn kém. Nhưng, với người tiền dư bạc để thì cũng nên mua sắm hết một lần, thiết nghĩ cũng không thiệt đi đâu, vì một lần mua sắm mà dùng được nhiều năm, có khi suốt cả đời mình...
Dụng cụ chuyên dùng của nghề trồng mai kiểng nói riêng, và các loại cây kiểng khác nói chung, hiện nay trên thị trường có nhiều loại, xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Mỹ... Tất nhiên với hàng nhập thì bao giờ cũng có giá cao.
Hoa mai vàng
Trồng mai kiểng, chúng ta cần sắm những thứ sau:
- Chậu kiểng: Chậu kiểng trồng mai có rất nhiều loại như: chậu đất nung, chậu men, chậu nhựa, chậu cẩn miểng... với nhiều kích cõ khác nhau. Tùy vào túi tiền và nhu cầu của mình mà chọn mua loại chậu thích hợp về dùng, vì mỗi loại đều có giá bán cao thấp khác nhau.
Đó là chưa nói đến loại chậu kiểng cổ xưa, tuổi thọ hơn trăm năm còn lưu lại. ai có cây mai kiểng quí cũng đều mơ ước được trồng trong cái chậu cổ xưa mới xứng hợp. các loại chậu xưa có cẩn các cây như “Vinh hoa phú quí”, “Mã đáo thành công” hay “Tùng hạc diên niên”, nếu ai còn giữ được chắc bán cũng có giá... trên trời!
Có điều với cây mai nhỏ thì chỉ nên trồng trong chậu nhỏ để khỏi hao tốn chaastg trồng vô ích. Còn cây mai lớn mới dùng đến chậu lớn để chứa đủ chất dinh dưỡng và teieps nhận được nhiều nước tưới mới đủ làm ẩm đất nuôi cây mai sống được.
- Cuốc, xẻng: Cuốc xẻng là những dụng cụ không thể thiếu trong nghề trồng mai. Những dụng cụ này để dùng cuốc xới đất vườn, để lên liếp trồng, để trộn chất trồng, để vào chậu... Làm tốt những công việc này thiết nghĩ không có thứ dụng cụ nào thay thế được cuốc xẻng cả.
- Bay thợ hồ: Bay lớn dùng xúc chất trồng đổ vào chậu nhỏ... Bay nhỏ dùng để xới xáo tầng đất trên của mặt chậu tạo độ thông thoáng giúp bộ rễ bên dưới hoạt động hiệu quả, tìm được nhiều nguồn thức ăn bổ dưỡng có trong đất để nuôi cây.
- Kéo: Trồng mai kiểng cần dùng đến nhiều loại kéo như: Kéo cắt cành, kéo tỉa, kéo cắt rễ cây, kéo kềm cạp (loại 1 và 2 chức năng) nhằm tạo dáng cho cây cành.
- Dao: Trồng mai kiểng thường sử dụng đến ba loại dao chuyên dụng như: dao ghép mai, dao ghép chẻ, dao nhỏ mũi nhọn.
- Khay: Khay inox hay khay nhựa dùng đựng cành, mắt ghép (bo).
- Đục: Đây là loại đục dùng để tạo dáng.
- Cưa: Cưa dùng để cắt cành, nên sắm hai loại to và nhỏ.
- Bình xịt: Bình dùng xịt nước tưới và thuốc trừ sâu rầy có nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau: loại bình nhỏ dung tích 750ml, loại bình trung có dung tích 8 lít, và loại bình lớn dung tích 16 lít. Trong ba loại bình này, loại được nhiều người sử dụng là loại trung bình chứa 8 lít, vì khi mang xách vừa với sức lực của mỗi người, mà lượng nước chứa bên trong cũng khá nhiều. Thế nhưng, các vườn mai lớn, nhà vườn phải dùng đến máy xịt, nối với ống cao su dài để tưới nước đến với diện tích rộng.
- Dây nhôm: Dây nhôm (và cả dây đồng, dây kẽm nói chung) dùng để uốn thân và cành mai cũng có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Loại dây này thường được nhà vườn sử dụng với số lượng khá nhiều, nhất là để uốn mai bonsai. Mỗi loại dây đều có công dụng khác nhau theo tính chất cứng hay mềm của nó, như:
+ Dây nhôm loại 5mm có độ cứng tốt nên dùng vào việc uốn những cành to, cây cứng. Dây nhôm 2mm thích hợp cho việc uốn các cành mai nhỏ, yếu. Dây nhôm 1,5mm do mềm, dễ uốn thích hợp dùng để uốn kiểng nhỏ, mai bonsai.
+ Dây đồng tuy mềm dẻo nhưng lại có sức níu giữ tốt những cành và thân cây mai tương đối cứng. Dây đồng cũng có nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Dây kẽm cũng có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn kích cỡ phù hợp. Do dây kẽm vừa dẻo, vừa rẻ nên được đa số nghệ nhân hoa kiểng sử dụng.
Vệ sinh dụng cụ: Những dụng cụ chuyên dùng trong nghề trồng mai kiểng thứ nào cũng đắt tiền, nên sau mỗi lần sử dụng xong, ta nên cọ rửa cho sạch sẽ, rồi lau chùi cho khô ráo để tránh bị rỉ sét.
Bảo quản dụng cụ: Dụng cụ chuyên dùng quá đắt tiền, nhiều người phải mua sắm từ từ lâu ngày mới đủ bộ, cho nên mọi thứ cần được bảo quản tốt. Ngay các loại dây nhôm, dây đồng, dây kẽm sau khi dùng xong thì tháo ra uốn ngay thẳng, rồi cuộn lại đem cất để còn dùng vào các lần sau.
Cách bảo quản tốt là nên để riêng các dụng cụ cần dùng đến hằng ngày và những dụng cụ lâu lâu mới có việc dùng đến nó. Sau đó cất tất cả vào nhà kho,. Hay một nơi nhất định nào đó trong nhà để khi cần thì có sẵn mà dùng khỏi phải tìm kiếm mất công.
-
Có nên bón phân cho cây mai vàng, nguyên liệu đất trồng cây mai
Theo sự tính toán của nhà vườn ngày nay, tùy vào cây mai lớn hay nhỏ, sung hay suy mà có cách bón phân khác nhau, theo từng thời điểm khác nhau. Cũng theo đó mà đất trồng mai ngày nay...
-
Kỹ thuật trồng cây mai vàng xuống vườn
Để trồng cây mai vàng sống và ra hoa thì rất dễ, trong thực tế nhiều gia đình chỉ vứt hạt ra vườn mọc thành cây hoặc trồng một vài cây ra vườn để tự nhiên cây vẫn có thể...
-
Chuẩn bị chậu và đất trồng cây mai vàng - kỹ thuật trồng mai trong chậu
Kích thước chậu tùy thuộc độ lớn của cây. Hiện nay trên thị trường chậu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như xi măng, đất nung, chậu sành...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô