Chuẩn bị chậu và đất trồng cây mai vàng - kỹ thuật trồng mai trong chậu
1. Các loại chậu trồng mai
Kích thước chậu tùy thuộc độ lớn của cây. Hiện nay trên thị trường chậu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như xi măng, đất nung, chậu sành... với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.
Các loại chậu trồng cây cảnh
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay thường sử dụng chậu xi măng do giá cả hợp lý cho việc đầu tư, giữ ẩm tốt, các loại chậu bằng chất liệu khác thường sử dụng cho cây mai vàng bonsai.
Làm chậu xi măng
2. Đất trồng mai trong chậu
Cần chọn loại đất có các tính chất như trên (xem bài Điều kiện sinh thái của cây mai vàng) , trộn theo tỷ lệ khoảng 70 - 80% đất và 20 - 30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.
3. Hướng dẫn thay chậu cho cây mai vàng
Chuẩn bị trồng cây vào chậu
Cũng có thể dùng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân hữu cơ hoai mục trộn theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc cát + xơ dừa + tro trấu + phân hữu cơ hoai mục trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1 để trồng.
Do các chậu khi làm đều có lỗ nên để giữ đất trong chậu, trước khi trồng cần bịt lỗ để cát được giữ lại nước vẫn có thể thoát ra ngoài và không khí có thể luồn vào trong, cách làm như sau:
Cách thông thường là đặt mảnh sành hoặc những cục đá lớn ở dưới đáy chậu cây. Điều này sẽ không thích hợp vì ngay khi ta di chuyển cây để đặt vào đúng vị trí, ta sẽ phải gạt những mảnh sành ra khỏi lỗ trống trong chậu.
Hiện nay có các mẫu lưới nhựa cứng được sản xuất bán trên thị trường rất phổ biển để sử dụng vào mục đích trên.
Bịt lỗ chậu trước khi trồng
Bịt lỗ thoát nước trong chậu cây bằng một miếng lưới.
Có trường hợp chậu trồng có nhiều chỗ lõm, lúc này chúng ta dùng nhựa epoxy, ví dụ như nhựa Araldite để lấp các chỗ lõm, nếu không lấp lại thì nước vẫn còn đọng và làm rễ bị úng. Cách khác là khoan những lỗ thoát nước nhỏ ở đáy những chỗ lõm.
Hướng dẫn tạo hình “con bướm” giữ lưới đáy chậu cảnh
Bước 1: Kéo dài dây kim loại
Kéo dài dây kim loại
Đầu tiên kéo dài dây kim loại. Chiều dài của dây phụ thuộc vào kích thước của lỗ mà bạn muốn che. Dùng dây nhôm là tốt nhất vì nó dễ uốn. dây đồng có nhược điểm là nó có thể ăn mòn và làm bạc màu chậu.
Bước 2: Uốn dây lần một để tạo hình móc
Uốn dây lần một để tạo hình móc
Uốn dây lần một để tạo hình móc, hai đầu tạo đoạn thẳng vuông góc, đoạn này dài hơn đoạn kia từ 3 - 4 lần
Bước 3: Uốn dây lần hai để tạo hình móc khác
Uốn dây lần hai để tạo hình móc khác
Uốn dây lần hai để tạo hình móc khác. Mỗi đầu mút của mỗi đoạn thẳng đối ngược nhau và có cùng chiều dài. Chú ý là cả hai lần uốn đều làm cho dây kim loại cùng trên hoặc cùng dưới. Một dây trên, 1 dây dưới là sai.
Bước 4: Bẻ cong lên tại điểm giao
Bẻ cong lên tại điểm giao
Bẻ cong lên tại điểm giao. Uốn thành những góc vuông
Bước 5: Hai điểm đầu mút cần được điều chỉnh để tạo dạng song song
Chỉnh hai điểm đầu mút song song
Hai điểm đầu mút cần được điều chỉnh để tạo dạng song song và khoảng cách đầu mút bằng chiều rộng của lỗ được bịt
Bước 6: Lật ngược chậu, uốn phần cuối dây kim loại cố định đúng vị trí
Lật ngược chậu, uốn phần cuối dây kim loại
Tiếp theo, thực hiện các thao tác bên trong chậu, đặt lưới lên trên lỗ, xuyên hai đoạn cuối qua các lỗ. Cuối cùng giữ lưới và dây kim loại đúng vị trí, lật ngược chậu lên và uốn phần cuối của dây kim loại xung quanh lỗ thoát nước để giữ lưới được cố định đúng vị trí. Nên dùng tay thay vì dùng kềm, và phải thận trọng để tránh làm mẻ mép lỗ.
Một số vườn mai vàng trồng trong chậu
-
Điều kiện sinh thái của cây mai vàng
Cây mai vàng thích nghi với vùng có khí hậu nóng ẩm hơn là vùng có khí hậu rét lạnh và có mùa mưa bão kéo dài. Như tại nước ta, cây mai vàng chỉ sinh trưởng tốt và ra hoa đúng mùa...
-
Có nên bón phân cho cây mai vàng, nguyên liệu đất trồng cây mai
Theo sự tính toán của nhà vườn ngày nay, tùy vào cây mai lớn hay nhỏ, sung hay suy mà có cách bón phân khác nhau, theo từng thời điểm khác nhau. Cũng theo đó mà đất trồng mai ngày nay...
-
Kỹ thuật trồng cây mai vàng xuống vườn
Để trồng cây mai vàng sống và ra hoa thì rất dễ, trong thực tế nhiều gia đình chỉ vứt hạt ra vườn mọc thành cây hoặc trồng một vài cây ra vườn để tự nhiên cây vẫn có thể...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà