Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cỏ ngọt

Cây trồng liên quan: Cây cỏ ngọt

kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ ngọt

1. Thời vụ

- Ở Việt Nam Cỏ ngọt thu hoạch quanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11. Do đó thời kỳ trồng thích hợp nhất là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.

2. Nhân giống

2.1. Nhân giống hữu tính

- Thu hạt giống: Ruộng trồng để lấy giống phải chọn nơi thoáng, nhưng tránh gió. Nếu có điều kiện nên trồng ở nhà lưới. Cây mẹ trồng làm giống phải được chăm sóc tốt, khỏe mạnh. Khi cây nở hoa nên thả côn trùng để đảm bảo thụ phấn, thụ tinh.

+ Hạt chọn từ càng dưới trở lên, ở miền Bắc thường thu vào tháng 11, 12. Dùng bao hứng dưới rồi rung cho hạt chín già rụng vào bao, có thể cắt cả cây hoặc cả cành có quả hạt chín mang về đập lấy hạt.

- Vườn ươm:

+ Chọn đất màu mỡ, dễ hút và thoát nước, kín gió tưới tiêu thuận lợi.

+ Làm đất trước khi gieo 20 ngày, phải trộn đều đất và phân chuồng ủ hoai và lên luống. Luống rộng 1m, cao 30cm.

+ Làm sạch cỏ dại, khử trùng đất. Lên luống cao, điều kiện thoát nước tốt, đất cần có độ tơi xốp.

+ Ngâm hạt ở nước ấm, từ 50 - 60 độ khoảng 1 - 1,5 giờ, để ráo rồi trộn với cát khô gieo cho đều. Sau khi gieo để 1 tấn vải màn thưa lên mặt luống rồi tưới cho đủ ẩm. Lượng hạt giống gieo là 0,5 g/m2. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm là 20 - 25 độ.

- Chăm sóc cây giống:

+ Sau gieo 8 - 10 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Lúc này cần bỏ rơm, nilon, giữ ẩm làm giàn cho cây con tránh nắng, mưa. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, khi cây con có 4 - 5 lá có thể đem trồng, tốt nhất là khi cây 6 - 7 lá.

2.2. Nhân giống vô tính

- Phương pháp giâm cành:

+ Chọn cành ở cây mẹ khỏe có 4 - 6 tháng tuổi, dài 3 - 4cm, có từ 2 - 3 đốt. Xử lý chất kích thích NAA mùa hè từ 30 - 50ppm, mùa đông từ 150 - 200ppm cho ra rễ giâm vào trong khay có cát sạch, hằng ngày tưới nước giữ ẩm 80 - 85%. Sau khi giâm 5 - 10 ngày thì cành giâm ra rễ.

+ Nhiệt độ thích hợp cho cành giâm ra rễ là 25 - 30%, độ ẩm không khí 80 - 85%, ánh sáng khoảng 2.000 lux.

+ Khi cây con đủ tuổi thì bưng ra trồng, không nên trồng sâu vì dễ bị thối cổ rễ, cũng không nên trồng quá nông cây sẽ bị đổ. Sau khi trồng 3 ngày cần tưới đủ ẩm mỗi ngày 2 lần. Sau 1 tuần cây đã hồi xanh thì tiến hành bấm ngọn.

3. Làm đất, lên luống

- Cỏ ngọt không kén đất, nhưng nếu muốn năng suất cao nên trồng trên đất thịt pha cát có độ pH = 7, cấu trúc đất tơi xốp, độ phì cao, mực nước ngầm thấp, đủ ẩm.

- Làm đất giống như làm đất rau, cày 2 lần sâu 22 - 30cm, bừa 2 lần, lên luống cao 30cm, mặt luống rộng khoảng 60 - 160cm tùy theo từng loại đất.

- Sau khi lên luống và bón lót, dùng màng nilon che phủ bề mặt luống và xới đất phủ lên xung quanh bề mặt luống tránh gió làm xê dịch nilon, có thể đục lỗ nilon sau khi che phủ hoặc ngay trước khi trồng.

4. Mật độ

Tùy vào mục đích khai thác, và điều kiện đất trồng ta có thể trồng ở các mật độ khác nhau:

- Cây trồng với mục đích thu thương phẩm trồng ở mật độ 170.000 cây/ha với khoảng cách trồng là 20x20cm. Đất có độ phì trung bình mật độ hợp lý là 30x15cm.

- Đất có độ phì cao nên sử dụng với mật độ và khoảng cách (30x20cm), (40x15cm), (25x25cm) và mật độ 20 cây/m2. Tùy theo các loại hàng dọc, ngang, nanh sấu.

5. Chăm sóc

- Chăm sóc sau thu hoạch:

+ Ngay sau khi thu hoạch cần phun thuốc trừ nấm ngay vì nếu không nấm sẽ tấn công vào cây qua những vết cắt mà khi thu hoạch ta để lại, vì vậy phun thuốc nấm sẽ giúp tăng khả năng đề kháng của cây được tăng cường cây khỏe mạnh không bị chết.

+ Sau khi thu hoạch cần làm cỏ tưới nước, sau làm cỏ bón phân với lượng như phân bón thúc đầu tiên và bón sau khi thu hoạch 3 - 5 ngày. Khi bón phân ta có thể hòa vào nước tưới hoặc rắc đều lên mặt luống rồi tưới nước ẩm cho đất.

- Chăm sóc hàng năm:

+ Vụ đông ở miền Bắc nhiệt độ xuống thấp kết hợp với khí hậu hanh khô nên cỏ ngọt phát triển chậm, cần tiến hành cắt tỉa các cành nhỏ, cành yếu trên thân chính của cây tạo cho cây một bộ khung khỏe trong vụ đông.

+ Thường xuyên tưới ẩm cho đất đảm bảo độ ẩm đất tối thiểu luôn duy trì ở độ ẩm 60 - 65%.

+ Cung cấp thêm phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, màu mỡ, giữ ẩm tốt.

+ Một số lưu ý khi bấm ngọn tạo tán cho cây:

1, Dùn kéo đã khử trùng để bấm ngọn.

2, Ngay khi cây đã bén rễ, hồi xanh, và có hiện tượng bấm các nách mầm mới.

3, Bấm ngọn đúng cách không tạo vết thương cơ giới, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cỏ ngọt.

4, Phun thuốc nấm ngay khi bấm ngọn, để tránh việc các vi sinh vật có hại xâm nhập thông qua các vết thương cơ giới.

Nguồn: Giáo trình cây thuốc
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status