Kỹ thuật trồng và bón phân lót cho cây ổi
1. Xử lý hố trồng ổi
Các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. (Vibasu 10H hoặc Basudin 10H + Dithane M - 45 80WP hoặc Mancozeb hoặc Ridomil Gold… liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc).
Chú ý xử lý hố trước khi trồng khoảng 15 - 30 ngày.
1.1. Đảo phân trong hố trước khi trồng ổi
Bón lót mỗi hố bón từ 10-15 kg phân chuồng hoai mục +0,5-1,0 kg lân supe +0,1 kg đạm ure, 0,1 kg kali hoặc 5-10 kg phân vi sinh.
Phân bón được đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu mô, hố), sau đó cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm. Việc lấp đất tiến hành trước khi đặt cây 7-10 ngày.
Đảo phân trước khi trồng
1.2. Kiểm tra cây ổi giống trước khi đặt
Trước khi trồng tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có), cắt bỏ các rễ cọc mọc ra khỏi bầu, nếu rễ cọc mọc xoắn trong bầu thì cũng tiến hành căt bỏ tới ngang phần xoắn.
Tiến hành kiểm tra độ ẩm mô (hố) trước khi trồng (thọc tay xuống đáy hố đã lấp, nắm đất chặt, buông tay ra, đất vẫn giữ nguyên hình tay nắm là hố đủ ẩm để trồng cây).
1.3. Đặt cây ổi vào hố trồng
- Dùng dao hoặc kéo sắc (bén) cắt rời phần đáy bầu.
Cắt đáy bầu ổi
- Dùng dao rạch một đường theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên.
Rạch bầu nilon
- Đặt bầu cây vào giữa hố sao cho bầu cây thấp hơn mặt đất 1-2cm giữa mô (hố) đã lấp. Lấy bao nilong ra.
Đặt cây vào hố
Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về hướng gió chính để tránh cây bị tách chồi ghép. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con.
Chú ý: không lấp đất đến vị trí mắt ghép. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 450 để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
2. Lấp đất
Khi trồng cây con cần tiến hành lấp đất ngay, độ sâu lấp không quá cao cũng không nên quá thấp sẽ ảnh hưởng đến cây con. Cần lấp đất ngang bằng với mặt bầu để giữ cho cây đứng vững và bộ rễ phát triển tốt.
Lớp đất mặt khi đào hố lấp trước, đất để lấp phải là đất tơi xốp, kết cấu khống quá to. Tiến hành loại bỏ đá và vật cứng tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ sau này.
Lấp đất từ từ, vừa lấp vừa dùng tay nén chặt không được làm vỡ bầu, hoặc làm xây xát cây con.
Lấp đất quanh bầu cây
3. Cắm cọc giữ cho cây ổi đứng vững
Để giữ cho cây đứng vững không bị lay gốc khi có gió mạnh thì sau khi trồng cần tiến hành cắm cọc cho cây.
- Chuẩn bị cọc: Thông thường ta nên dùng các vật liệu tre, nứa, gỗ để làm cọc có đường kính 1,5 - 2,0 cm, dài 1,0 - 1,2m. Ngâm cọ trong nước một thời gian rồi mới sử dụng.
Tuỳ theo kích thước của cây giống, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà có thể chuẩn bị số lượng và kích thước cọc cho thích hợp. Số cọc chuẩn bị ít nhất là bằng số lượng cây trồng và nhiều nhất là gấp 3 lần số lượng cây cần trồng. Ở vùng hay có gió mạnh, về vụ mưa, cây giống to cao thì nên sử dụng 3 cọc cho 1 cây.
- Dây buộc: Dùng các loại dây mềm như nylon, lạt tre…
- Đóng cọc và cố định cây: Cọc được vót nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 - 500 so với thân cây.
Cắm cọc cho ổi sau trồng
Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây không gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc.
Lưu ý: Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc không làm ảnh hưởng xấu đến tư thế cây và bộ rễ.
Buộc thân cây ổi vào cọc
4. Tưới nước giữ ẩm cho cây sau trồng ổi
Sau khi trồng xong tiến hành tỉa bớt lá cho cây không bị héo, tưới thật đẫm nước để cho rễ tiếp xúc với đất được tốt. Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, có thể dùng thùng để tưới xung quanh gốc hoặc đào rãnh để tưới, không nên tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.
Tưới nước bằng thùng và tưới nước bằng cách đào rãnh
5. Che nắng cho cây sau trồng
Nếu trồng trong thời thiết nắng to thì sau khi trồng phải che nắng cho cây. Cây không được che bóng sẽ dễ bị cháy lá, cháy thân cục bộ, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm.
- Các cách che nắng: Tùy vào đặc điểm thời tiết của từng vùng có thể tiến hành che tất cả các hướng hay che một phần.
Các kiểu che nắng cho cây
-Vật liệu che nắng: Vật liệu che nắng cho cây có thể là tàu lá dừa, lưới che nắng hoặc là bao tải...
Các vật liệu dùng để che nắng
- Che nắng cho cây : Tiến hành cắm cọc che nắng cho cây, che vào hướng nắng chiều gắt nhất. Che nắng thực hiện trong thời gian đầu sau khi mới trồng. Vật liệu che nắng tạo thành mái che, sao cho che khoảng 50% ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Che nắng cho cây ổi
6. Phủ (tủ) gốc cho cây mới trồng
Để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển tốt trong mùa khô thì phải thường xuyên phủ (tủ) gốc cho cây.
Vật liệu phủ gốc: có thể sử dụng cỏ rác, rơm rạ, lá khô… tủ xung quanh gốc hoặc có thể trồng đậu phộng dại để che phủ gốc. Mùa mưa thu gom vật liệu che phủ gốc để gốc không bị ẩm ướt, hạn chế bệnh hại cho cây.
- Rơm rạ: là vật liệu khá phổ biến ở các địa phương, dễ kiếm. Dùng rơm rạ tủ gốc sẽ tận dụng nguồn chất hữu cơ tương đối lớn mà lâu nay theo thói quen người dân thường đốt sau mỗi vụ gặt.
Vật liệu che tủ gốc ổi bằng rơm
Áp dụng thuận lợi ở những vùng có nhiều diện tích cấy lúa. Tuy nhiên đây là vật liệu nhanh hoai mục nên phải thường xuyên bổ sung lượng che phủ, như vậy tốn vật liệu và công hơn các loại khác.
- Cỏ dại tổng hợp: Khả năng giữ ẩm khá tốt, thời gian phân hủy lâu hơn. Ưu điểm của việc sử dụng cỏ dại tổng hợp là rất dễ kiếm, rẻ tiền, có thể lấy ngay tại địa điểm xung quanh vườn.
Vật liệu che tủ gốc bằng cỏ dại
- Cỏ đậu phộng: là vật liệu che phủ vùa hạn chế được cỏ dại, chống xói mòn, đảm bảo độ ẩm cho cây hạn chế tưới nước. Một số nghiên cứu.cho thấy khi trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn cây ăn trái cũng làm tăng các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại.
Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Ngoài ra đậu phộng dại cũng có thể cắt làm vật liệu che phủ vào mùa khô hạn chế được chi phí
Vật liệu che tủ gốc bằng cỏ đậu phộng
Cắt cỏ đậu phộng để che tủ gốc
- Chuẩn bị vật liệu che phủ : Các vật liệu che phủ cần phải được phơi khô trước khi tủ gốc để hạn chế việc phân hủy hợp chất hữu cơ gây ngộ độc cho rễ. Các vật liệu được vận chuyển đến khu vực trồng.
- Phủ đều vật liệu quanh gốc cây: Tiến hành phủ vật liệu đều quanh gốc cây, khi phủ nên phủ cách gốc 20cm. Khi bắt đầu chuyển sang mùa mưa thì dỡ bỏ các vật liệu ra khỏi gốc.
Che phủ vật liệu quanh gốc ổi
-
Kỹ thuật trồng cây xoài Thái cho năng suất cao đơn giản nhất
Kỹ thuật trồng cây xoài Thái có thể trồng thưa, dày khác nhau tuỳ điều kiện đất đai, khả năng thâm canh sẽ cho năng suất cao...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm - Trồng mới
Xác định kích thước hố trồng chôm chôm, xác định loại phân và lượng phân bón lót cho cây chôm chôm, cắm cọc định vị, tưới nước, che mát, tủ gốc cho chôm chôm mới trồng
-
Kỹ thuật trồng mới cây sầu riêng và cây măng cụt
Cách đặt cây vào hố trồng, lấp đất cho gốc cây, cắm cọc giữ cho cây đứng vững, tưới nước, che nắng, phủ (tủ) gốc cho cây sầu riêng và măng cụt sau trồng
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài