Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ đơn giản hiệu quả
Trồng nấm mộc nhĩ trên thân cây gỗ
1. Thời vụ trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
- Mộc nhĩ ưa khí hậu nóng, ẩm và thu hoạch kéo dài nhiều tháng. Vì vậy, phải tính toán để mùa trồng mộc nhĩ nằm trong giai đoạn nóng, ẩm.
- Đối với các tỉnh phía Nam, hầu như không có mùa đông, do đó có thể trồng mộc nhĩ quanh năm. Riêng các cao nguyên ở Nam Trung Bộ thì nên thực hiện như Miền Bắc.
Nấm mộc nhĩ trên thân cây gỗ
- Ở Miền Bắc nên trồng vào cuối tháng 4 dương lịch. Chặt cây, để ráo nhựa và cấy giống, sau đó ủ cây cả tháng 5. Từ tháng 6 trở đi, mộc nhĩ bắt đầu được thu hái, kéo dài đến tận tháng 10. Nếu mộc nhĩ còn ít sẽ thu hái vào nốt tháng 11. Từ giữa tháng 11 trở đi, trời bắt đầu se lạnh, không thích hợp cho mộc nhĩ phát triển, lúc này mộc nhĩ đã được thu hái hết.
2. Cách chọn gỗ trồng mộc nhĩ
- Có rất nhiều loại gỗ có thể trồng được mộc nhĩ. Tuy nhiên, các loại cây gỗ có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm, xốp, không độc, không tinh dầu là loại tốt nhất. Ví dụ như sung, vả, mít, ngái, bồ đề, đa búp đỏ, si, dâu đa xoan, cao su…
- Quan trọng nhất là phải trồng mộc nhĩ trên cây gỗ tươi. Không được trồng mộc nhĩ trên các gỗ đã khô. Vì vậy, trước khi trồng phải chuẩn bị giống mộc nhĩ chắc chắn mới tiến hành chặt cây.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% - Kích thích ra rễ > |
- Cây được chọn không nên chặt cành quá nhỏ hoặc quá lớn. Các đoạn cành có đường kính từ 10 – 20 cm là tốt nhất, cưa thành từng đoạn dài 1,2 – 1,5 m. Phần lớn các cây này có nhựa mủ, nên xếp chúng vào chỗ râm mát từ 7 – 10 ngày, thời gian đó để cho đoạn cành chảy bớt nhựa.
3. Chọn nơi làm xưởng trồng mộc nhĩ
- Nên chọn nơi có nền sạch sẽ, thoát nước và có mặt bằng tương đối rộng rãi. Quan trọng là gần nguồn nước và tiện đường giao thống để vận chuyển.
- Một số nơi ở trung du và miền núi, bà con tận dụng các hang đá, bò suối để trồng mộc nhĩ. Nhưng lưu ý nên để gỗ ở khu vực cửa hang, vách núi, vách đồi, bờ suối,… thoáng mát. Tuy nhiên cần làm mái che nắng che mưa cho gỗ.
Xưởng trồng mộc nhĩ
- Nhiều gia đình vùng đồng bằng tận dụng các khoảng trống ở đầu nhà, đầu hồi và phần bán mái để trồng mộc nhĩ nhưng chỉ với khối lượng nhỏ. Nói chung khéo xếm thì nhà nào cũng có thể trồng được mộc nhĩ.
4. Chuẩn bị dụng cụ trồng mộc nhĩ
* Búa chuyên dụng
- Chuẩn bị các loại búa chuyên dụng để đục lỗ trên thân cây, không dùng khoan hoặc dùng đục của thợ mộc vì như vậy vừa không đảm bảo kỹ thuật vừa tốn nhiều công sức.
Búa chuyên dụng đục lỗ trên thân cây
- Loại búa chuyên dụng, ở phần có mũi khoan và có đường thông để phoi gỗ bật được ra ngoài. Đường kính của mũi khoan khoang 1,2 – 1,5 cm. Mũi khoang được tôi kỹ nên rất sắc và cứng, dễ dàng ăn sâu vào gỗ để tạo thành lỗ. Dùng búa chuyên dụng vừa nhẹ nhàng, thao tác đơn giản mà hiệu suất cao và kỹ thuật lại đảm bảo.
* Bình tưới nước và vật dụng che phủ:
Phải chuẩn bị sẵn bình tưới nước hoặc phun nước, một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô để dùng che phủ cho đống ủ.
5. Chuẩn bị giống mộc nhĩ
Giống nấm mộc nhĩ
- Giống mộc nhĩ thường được cấy trong mùn cưa bồ đề. Người ta đưa mùn cưa vào các bao nilong chịu nhiệt và khử trùng bằng nồi hấp, sau đó cấy giống vào. Giống sẽ ăn loang ra toàn bộ mùn cưa trong bao nilong, khi đó bao mùn cưa thấy có màu nâu trắng. Màu trắng chính là màu của sợi nấm. Khi nào màu trắng an loang tới tận đáy của bịch nilong là tốt.
- Giống mộc nhĩ không giữ được lâu. Nếu để lâu chúng sẽ bị già. Khi già, trong bịch xuất hiện những mảng có màu vàng nâu. Dần dần thấy chúng có đóm nâu đỏ như đầu đinh. Đó là các cánh mộc nhĩ khi non. Mộc nhĩ sẽ mọc ngay trong bịch giống. Giống đó không dùng được nữa.
- Lưu ý khi nhận giống cần phải chọn lọc. Nếu chưa chặt cây thì có thể lấy giống non một chút. Giống non là giống mới ăn loang trắng một phần. phần còn lại có màu nâu của mùn cưa. Đối với giống đã ăn xuống đáy rồi thì chỉ nên giữ thêm tối đa một tuần. Tốt nhất là dùng giống vừa loang xuống kín đáy. Tuyệt đối không dùng giống già, các giống nhiễm khuẩn.
- Cần mua giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, có trách nhiệm và có phương pháp tạo giống tốt. Tránh mua của những cơ sở không đủ thiết bị và thiếu kinh nghiệm.
Xem thêm < Cytokinin - 6BA Benzylaminopurine (BAP) > |
6. Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
6.1 Cách khử trùng gỗ trước khi trồng mộc nhĩ
- Gỗ sau khi chặt hạ được cắt thành từng đoạn, được xếp vào chỗ dâm mát vài ngày cho nhưa cây chảy ra bớt.
- Pha một chậu nước vôi đặc, lần lượt nhúng hai đầu của các đoạn gỗ đó vào trong nước vôi, chỉ cần nhúng sâu độ 2 – 3 cm để ngăn chặn các loại nấm mốc khác xâm nhập vào cây. Các vị trí gỗ bị sây sát cũng nên dùng nước vôi đặc bôi vào. Để gỗ tiếp 3 – 4 ngày cho nhựa chảy bớt ra sau đó tiến hành cấy giống.
6.2 Kỹ thuật trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Cách đục lỗ trên thân cây gỗ
- Dùng búa chuyên dụng dục lỗ. Cần nắm chặt búa ở phần cuối cán và vung búa, bổ mạnh. Lưu ý, bổ làm sao để mũi khoan vuông gốc với thân đoạn gỗ. Làm như vậy, búa sẽ ăn ngập mũi khoan và tạo thành một lỗ thủng có độ sâu từ 1,5 – 2 cm vuông gốc với cây gỗ.
- Đục lỗ dọc theo cây gỗ, lỗ trước cách lỗ sau 15 – 20 cm. Hàng thứ 2 cách hàng thứ nhất khoảng 7 – 10 cm. Các lỗ của hàng thứ hai so le với các lỗ đực của hàng thứ nhất. Tiếp tục, đục lỗ các hàng tiếp theo cho tới khi kín hết cây gỗ. Lưu ý, cách mép đầu của khúc gỗ khoảng 5 – 7 cm không cần đục lỗ.
- Khi đục, phoi gỗ sẽ phọt ra phía sau. Nên thu lại các phoi gỗ đó để dùng làm nút viết chặt các lỗ sau này.
- Lấy giống ở trong các bịch nilong ra, tra vào các lỗ. Mỗi lỗ cho đầy khoảng 2/3 chiều sâu (tức là lượng giống độ bằng 2 – 3 hạt ngô). Tránh để giống vương vãi ra ngoài. Sau đó, lấy phần gỗ nút vào lỗ. Dùng búa thường tán bẹt phần gỗ còn nhô lên ngang với mặt thân gỗ. Bà con có thể dùng xi măng, vôi, đất sét hoar a bết miết chặt vào miệng lỗ.
Tra giống và viết lỗ
- Sau khi đã tra giống, cần xếp gỗ vào chỗ ươm. Tốt nhất là xếp vào nhà xướng, lán trại đã dựng sẵn (không bị mưa, nắng làm ảnh hưởng). Nếu để ngoài thì trời thì phải chuẩn bị cót và nilong che và nên để chúng dưới tán các cây to.
- Các cây gỗ được xếp theo kiểu cũi lợn. Hai cây bên dưới cần được kê gạch, đá để tránh tiếp xúc với mặt đất. Sau đó xếp gỗ thành từng lớp chồng lên nhau cao tới 1,5 m. Lấy bao tải, chiếu rách, phủ lên trên đống gỗ đễ che nắng, chắn gió hun khô và không để nước mua thấm vào bên trong cây gỗ. Nếu để nước mua thấm vào giống sẽ chết. Giống nấm không chịu được điều kiện bị sũng nước.
6.3 Chăm sóc mộc nhĩ trên thân cây gỗ
- Nếu trời nóng có thể dùng bình bơm phun ẩm lên bao tải hoặc chiếu rách phủ bên ngoài đống gỗ. Tuy nhiên, không phun quá nhiều. Lượng nước chỉ đủ làm ướt lớp bao phủ để giảm nóng cho đống gỗ. Giống nấm sau khi cấy vào qua các lỗ đọc sẽ mọc loang dần ra khắp thân khúc gỗ và phát triển lan ra chằng chịt khắp nơi.
Mộc nhĩ trồng trên cây thân gỗ
- Sau 25 – 30 ngày, cần kiểm tra nhìn kỹ các lỗ đục. Nếu xung quanh các lỗ đó xuất hiện các đốm trắng nho nhỏ bao kín, bên trong dày, bên ngoài thưa dần thì đó chính là mầm mộc nhĩ đã mọc. Thời gian ủ tới khi mộc nhĩ mọc có khi tới trên 30 ngày. Điều này phụ thuộc cả vào thời tiết. Lúc này, nên phá đống ủ và xếp dựng đứng khúc gỗ đó lên. Có nhiều cách xếp: Có thể xếp theo kiểu giá sung hoặc dựng vào bờ tường. Bắt đầu từ lúc này phải phun nước liên tục. Phun tưới bằng bình bơm, phun mùa lên cây gỗ tạo môi trường luôn ẩm trên bão hòa. Chỉ sau 5 – 7 ngày sau, mộc nhĩ đã mọc lớn, có thể cho thu hoạch.
7. Kỹ thuật thu hoạch mộc nhĩ trên thân cây gỗ
- Khi mộc nhĩ lớn có thể thu hoạch. Vào đợt thu hái lần đầu mộc nhĩ thường mọc xen nhau kín cả cây gỗ. Nên chọn những cánh mộc nhĩ to, mép đã bắt đầu chớm xoăn để hái trước.
- Khi hái không dùng tay để bứt mạnh, vì làm như vậy, đôi khi cả phần gỗ bên trong bật ra. Cách tốt nhất là tóm lấy tai mộc nhĩ và vặn tròn. Tai mộc nhĩ dễ dàng đứt ra khỏi cây gỗ. Cứ tai nào to thì thu hoạch trước, tai nhỏ để lại.
Thu hoạch mộc nhĩ
- Các đợt mộc nhĩ sau sẽ tiếp tục mọc ra. Quá trình thu hái sẽ diễn ra liên tục trong 5 – 6 tháng. Suốt giai đoạn này phải phun ẩm thường xuyên cho các khúc gỗ.
- Cứ khoảng 15 – 20 ngày, sau khi xong một đợt thu hái mộc nhĩ, cần đảo gỗ một lần, đảo đầu trên xuống dưới, dưới lên trên, trong ra ngoài, ngoài vào trong nhằm đảm bảo chăm sóc đồng đều. Điều quan trong nhất là làm cho mọi phía của khúc gỗ đều được ẩm.
- Cần điều chỉnh ánh sáng cho màu của cánh mộc nhĩ đạt màu nâu sẵm là tố. Ít ánh sáng quá, mộc nhĩ sẽ có màu đen. Nếu thừa ánh sáng, cánh mộc nhĩ sẽ nhợt nhạt. Có thể điều chỉnh giàn che để tăng hoặc giảm độ chiếu sáng.
- Giai đoạn này là giai đoạn thu hoạch cho nên khu vực trồng mộc nhĩ thường có nhiều rác bẩn. Sau mỗi lần thu hái, cần làm vệ sinh, quét dọn sạch sẽ. Nếu có nên là nền cứng bằng phẳng thì nên dội nước cho cuốn hết các chất bẩn ra ngoài.
- Nước dùng để phun cho gỗ và để dội nên đều phải là nước sạch. Không nên dùng nguồn nước bẩn vì nó dễ đưa mầm bệnh gây hại nấm mộc nhĩ.
-
Kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc và thu hái nấm bào ngư hiệu quả
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu: Kỹ thuật nuôi trồng nấm bào như hiệu quả, biện pháp kỹ thuật chăm sóc và thu hái nấm bào như hiệu quả,....
-
Bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ đen
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm...
-
Kỹ thuật trồng Mộc Nhĩ trên mùn cưa đơn giản hiệu quả cao
Trồng mộc nhĩ là một công việc đơn giản, ai cũng có thể trồng được mộc nhĩ, vì vậy mà nghề trồng mộc nhĩ đã lan ra mọi nơi.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô