Kỹ thuật trồng cây me thái năng suất vượt trội

Cây trồng liên quan: Cây me

Cây me thái là cây ăn trái dễ trồng, không kém đất, có thể trồng trên một số loại đất nghèo dinh dưỡng như đất nhiễm mặn, phèn. Tuy nhiên cây vẫn cho năng suất, chất lượng tốt. Trái me là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều loại sản phẩm khác nhau, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, đầu ra cho trái me khá ổn định cả về lượng và giá trị. Thông thường me tươi thu hoạch bán với giá giao động trên dưới 60.000 đồng/1 kg.

Trồng cây me thái cần lưu ý điều gì? Kỹ thuật trồng cây me thái năng suất cao? Cách chăm sóc cây me thái cho trái ngọt lịm? Trồng cây me thái bao lâu thì thu trái?

Trồng cây me thái đúng kỹ thuật

Cách trồng cây me thái kinh tế cao.

1. Vùng nào có thể trồng được cây me thái?

- Cây me thái là cây trồng dễ tính, không kén đất, có thể trồng trên các chân đất nghèo dinh dưỡng, chân đất nhiễm mặn hay phèn. Thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hầu hết các vùng đều có thể trồng được cây me thái.

- Hiện nay cây me thái được trồng phổ biển nhất ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long.

2. Thời vụ trồng, mật độ trồng cây me thái tốt nhất?

- Có thể trồng quanh năm cây đều có thể phát triển tốt. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí chăm sóc tốt nhất nên trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa đối với khu vực miền Nam, vào mùa xuân ở miền Bắc.

- Cây me thái có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nên trồng thưa, tốt nhất khoảng cách cây cách cây tối thiểu là 6 m. Khoảng cách trồng các nhà vườn đang áp dụng phổ biến nhất là 7m.

Vùng nào trồng được cây me thái?

3. Chuẩn bị đất và giống cây me thái?

- Vườn trồng cần được thiết kết sao cho chủ động tưới tiêu. Nên trồng theo kiểu nanh sấu để tận dụng tối đa lượng chiếu sáng cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

- Cần tiến hành thiết kế hệ thống tưới, thu dọn tàn thực vật vụ trước còn lại, tiến hành đào hố trồng trước ít nhất 25 ngày.

- Hố được đào với kích thước 60 x 60 cm. Tiến hành bón phân lót với lượng tính theo hố: 15-25 kg phân hữu cơ + 200 gram DAP + 30-50 gram Tricoderma. Phân bón được cho xuống đáy hố. Sau đó cho lớp đất mặt lấp phân bón, còn phần đất đáy hố để phơi trên mặt hố cho đến khi trồng cây.

- Chuẩn bị cây giống: Lựa chọn cây giống ghép để rút ngắn thời gian giai đoạn kiến thiết. Đối với cây giống ươm từ hạt thì thời gian cho trái khoảng 5 năm. Nhưng cây giống ghép cho thu trái sau trồng khoảng 2-3 năm, 2 năm cây cho trái bói, 3 năm có thể thu hoạch chuyển sang giai đoạn kinh doanh. Cây giống me thái đủ điều kiện xuất vườn: Cây giống có đường kính gốc ghép 2 cm trở lên, chiều cao từ mắt ghép đến ngọn tối thiểu 20 cm. Cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây me thái

- Cách trồng cây me thái: Cây giống nên được chuyển về vào buổi chiều, tiến hành trồng càng sớm càng tốt. Đào hốc chính giữa hố trồng với kích thước tương ứng với bầu cây. Nhẹ nhàng xé bao nilong bầu, tránh làm vỡ bầu đất. Đặt bầu đất vào chính giữa hốc rồi lấp đất, nén nhẹ cố định cây. Trồng xong cần cắm cọc cố định cây. Để giữa ẩm gốc cần dùng rơm, rạ, cành cây, lá cây,… tủ gốc.

- Chế độ nước tưới: Sau khi trồng cần duy trì độ ẩm đất từ 65-70%. Trời mưa liên tục thì không cần tưới. Nếu trời không mưa tiến hành tưới 1 ngày/lần, tưới liên tục ít nhất 5-7 ngày. Thời điểm nắng nóng cần tưới nước ngày 1-2 lần đảm bảo độ ẩm đất cho bộ rễ cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái cần duy trì độ ẩm 70% trong suốt quả trình phát triển của cây. Ngừng tưới trước khi thu hoạch 20-30 ngày để giúp tăng độ ngọt cho trái.

Xem thêm: Combo 06: Bộ nguyên liệu phối trộn SP siêu kích rễ, chồi, mập thân chuyên phun qua lá.

- Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán: Giai đoạn chưa cho thu trái: Định kỳ cắt tỉa, định cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho cây theo tán lá tròn, tăng tiết diện quang hợp của tán cây với ánh sáng mặt trời. Cứ 3 tháng cắt tỉa 1 lần. Giai đoạn cho thu trái chỉ cắt tỉa 2 lần/ năm. Lần 1 sau khi thu hoạch quả. Lần 2 trước khi xử lý ra hoa. Giai đoạn mang trái cũng có thể tiến hành cắt tỉa nhẹ để tạo độ thông thoáng tán cây, nhằm hạn chế sâu bệnh hại sinh trưởng phát triển.

- Quy trình bón phân cho cây me thái: Giai đoạn chưa cho trái: 1 năm bón phân định kỳ cho cây theo các lần cắt tỉa tạo tán. Lượng bón thúc tính cho 1 gốc: 100-150 gram NPK 15:15:15. Bổ sung phân hữu cơ 15 kg + 20 gram vi lượng tổng hợp/ gốc vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa mưa. Giai đoạn mang trái: Sau khi cắt tỉa sau thu hoạch, trước khi ra hoa: 200-300 gram NPK 10:20:10 + 150 gram MKP/ gốc; Giai đoạn nuôi trái: 400-500 gram NPK 15:15:15/ gốc khi trái được 10-20 ngày.

- Trong năm kết hợp phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ 20-30 ngày/ lần. Công thức phân bón lá tính cho 200 lít nước: Bột rong biển 200 gram + Amino acid 300 gram + 20 gram Combi 01 + Antonik 1 gram +

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây me thái có sức đề kháng tốt nên ít bị sâu bệnh hại. Hầu như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cần lưu ý một số đối tượng thường gây hại cây như sâu đục thân, sâu đục quả, rệp sáp, … Khi sâu hại đến mức 15-20% số lượng cây trong vườn thì có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng trị. Một số loại thuốc được phép sử dụng: Sumicombi 30EC, Bian 40 EC; Supracid 40 EC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98, …

Hiệu quả từ mô hình trồng cây me thái.

5. Thu hoạch trái me thái đúng thời điểm?

- Cây me thái từ khi trổ bông đến thu hoạch quả khoảng 7 tháng. Giai đoạn thu hoạch rộ từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau.

- Tùy vào mục đích chế biến để quyết định thời điểm thu hoạch phù hợp. Nếu thu hoạch chế biến tươi có thể thu hoạch sớm từ tháng 9, 10 âm lịch. Nếu thu hoạch để chế biến khô, làm mứt thì thu hoạch khi cây chuyển sang màu nâu, ngọt vào tháng 11đến tháng 1 âm lịch năm sau.

- Thu hoạch cần tiến hành nhanh trong thời gian khoảng 1 tháng để chuyển sang vụ mới. Như vậy vườn sẽ có tính đồng đều cao, cây nhanh hồi phục để cho trái vụ kế tiếp, kéo dài giai đoạn kinh doanh của cây trồng.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status