Kỹ thuật trồng cây cà chua - P1: Thời vụ, các giống cà chua và tạo cây giống
1. Thời vụ trồng cà chua (dương lịch)
- Đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa
+ Vụ sớm: 25/7 - 25/8
+ Vụ chính: 15/9 - 15/10
+ Vụ muộn: 5/10 - 5/11
+ Vụ xuân hè: 15/1 -15/2
- Đồng bằng Sông Cửu Long
+ Vụ gieo: 20/10 - 20/11
- Đà Lạt và Đông Nam Bộ
+ Vụ đông xuân: 15/9 - 15/10
+ Vụ xuân hè: 5/01 - 5/02
2. Các dạng giống cà chua
+ Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều hạt, ăn không ngon nhưng cây mọc khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh khá. Giống điển hình là cà chua múi Hải Phòng.
Hình 1: Cà chua múi
+ Cà chua hồng: Quả hình quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Thịt quả nhiều bột, ăn ngon. Cây chống chịu sâu bệnh kém so với cà chua múi.
Hình 2: Cà chua hồng
+ Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá.
Hình 3: Cà chua bi
- Trồng các giống sinh trưởng phát triển khỏe, không bị sâu bệnh, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Các giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất: Ba lan lùn, Số 7, Lai số 1, Hồng Lan, C50, C95, HP5, Red Crow 250, HT7...
3. Tạo cây giống
3.1. Chuẩn bị đất trồng
a, Chọn đất làn vườn ươm
- Nơi cao ráo, dễ tưới, dễ tiêu, dễ vận chuyển cây con,
- Đất vườn ươm cần được phơi ải, sạch cỏ dại,
- Trước khi gieo 15 ngày cần được xử lý (15 kg Basudin + 100 kg vôi bột rắc đều cho 1 ha vườn ươm)
b, Làm đất và lên luống
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: - Máy cày, Máy kéo, Cuốc, Xẻng...
Bước 2: Làm tơi đất
- Dùng bừa, máy phay, cào cuốc... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp
- Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống
Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới
- Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước
- Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ
- Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm
Bước 3: Lên luống trồng
- Vụ mưa làm luống cao:
+ Độ cao của luống: 20- 25 cm
+ Mặt luống: 90 - 100 cm
+ Rãnh: 35 - 50 cm
- Vụ khô lên làm luống vừa phải:
+ Độ cao của luống: 15 - 20 cm
+ Mặt luống: 90 - 100 cm
+ Rãnh: 30 - 35 cm
- Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m
- Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm
Hình 4: Kích thước luống ươm cà chua vụ khô
Bước 4: San phẳng mặt luống
- Dùng bừa, cào răng, máy kéo san đất
Bước 5: Bón lót phân cho cây cà chua giống
- Lượng phân bón trên 360m2:
+ 30 kg vôi bột vãi đều trên mặt
+ 300 kg phân hữu cơ hoai mục
+ 15 kg Supe Lân
+ 2 kg Kali Clorua (hoặc Kali Sunphat)
3.2. Xử lý hạt giống
a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp
- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống
- Hạt không có mầm mống sâu bệnh
- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %
- Không lẫn tạp, cỏ dại
- Lượng hạt gieo 2,5 - 3,0 g hạt/m2
Chú ý:
- Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 - 1 cm lên trên mặt luống.
- Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt. b, Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Thời điểm xử lý
+ Trước khi gieo hạt
- Cách xử lý
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 - 35oC (2 sôi + 3 lạnh)
Bước 2: Thời gian ngâm: 6 - 10 giờ
Bước 3: Vớt hạt để giáo nước
Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước
Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 - 29oC
Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm
3.3. Gieo hạt cà chua
a, Gieo trực tiếp ra luống
Bước 1: Xác định lượng hạt
- Lượng hạt gieo 2,5 - 3,0 g hạt/m2
Bước 2: Gieo hạt
- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng
Bước 3: Lấp hạt
- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 - 2 cm
- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt
Bước 4: Phủ luống
- Sau khi lấp hạt xong dùng
+ Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống
Bước 5: Tưới nước
- Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm
- Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát
- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu
- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo trộn hạt với đất bột)
b,Gieo vào bầu
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột.
Bước 2: Cho đất vào chậu ươm
Bước 3: Xử lý hạt giống
Bước 4: Bỏ hạt giống vào chậu ươm
Hình 5: Cây cà chua được gieo ở trong khay
3.4. Chăm sóc cây giống
a, Làm giàn che:
- Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt ...
- Chỉ che khi trời có mưa to
b, Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh
+ Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
- Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 - 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
c, Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:
+ Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 - 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém
d, Quản lý sâu bệnh hại
-
Bệnh hại cây cà chua giống
- Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:
Hình 6: Bệnh lở cổ rễ ở cây cà chua
- Phòng bệnh bằng cách:
+ Mật độ gieo không quá dày
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót
+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng..
-
Sâu hại cây cà chua giống
- Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: Dế, Kiến, Sâu xám
- Biện pháp phòng
+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo
+ Luân canh cây trồng nước
- Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL....
3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng
- Kiểm tra cây con:
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng
+ Sâu bệnh hại
+ Sau khi cây gieo được 30 - 35 ngày
- Cây đem ra trồng
+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng,
+ Không bị sâu bệnh và dập nát
- Huấn luyện cây con trước khi đem trồng
+ Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 - 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất
+ Trước khi nhổ đi 4 - 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây
Hình 7: Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn
Lưu ý: - Khi cây con được 2-3 lá th ật (lá nhám) có thể đem trồng. Tr ước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP, Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME.
- Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều.
-
Đã mắt ngắm cây "đẻ" ra cả khoai tây lẫn cà chua
Giống cây kép với gốc khoai tây, ngọn cà chua - TomTato là một giải pháp vô cùng hiệu quả cho những nhà phố với diện tích chật hẹp. Còn gì tiện ích và tuyệt vời hơn khi chỉ trồng một cây vừa cho củ, lại vừa cho quả.
-
Muốn da trắng hồng, nhớ đắp mặt nạ cà chua mật ong
Mặt nạ cà chua – mật ong không cần tới quá 3 phút để chuẩn bị. Đó là công thức dưỡng da trắng hồng mà bạn có thể làm bất cứ lúc nào, ngay trong căn bếp của mình...
-
Kỹ thuật trồng cây cà chua trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
Thời vụ trồng, chuẩn bị nhà lưới, giá thể, cây giống... Xác định mật độ khoảng cách, tưới nước, pha phân bón, tưới phân cho cây cà chua trong nhà lưới có hệ thống tưới nhỏ giọt...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà