Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng mới
1. Chuẩn bị trồng
1.1. Xác định thời điểm trồng mới
Cây Bơ là cây trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới có nhiệt độ từ 24 - 300C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 - 80% nên trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn tưới và điều kiện trồng trọt.
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thời điểm trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa của các vùng để giảm chi phí tưới nước.
1.2. Bốc, xếp cây giống
* Cây giống tự sản xuất:
Một số nhà vườn có thể tự sản xuất cây giống để trồng việc bốc cây từ vườn ươm và xếp cây giống lên xe vận chuyển thường chủ động hơn.
- Chọn cây giống đạt tiêu chuẩn đem trồng
- Bốc cây xếp cẩn thận vào sọt, mỗi sọt nên cho 10 cây để bê vừa sức và dễ kiểm soát số cây.
- Bê sọt cây cẩn thận để tránh vỡ bầu đất.
- Xếp cây lên xe theo từng lớp, tránh làm gãy cây ở lớp dưới và xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Xếp cây trên xe
- Mỗi lần xếp cây xong, ta đánh 1 gạch vào sổ ghi chép. Mỗi gạch tương ứng với 1 sọt (10 cây).
Ghi lại số sọt cây
Khi đã bốc cây xong hoặc đầy xe, ta tính tổng số cây đã bốc.
Cách tính như sau: ta đếm tổng số ô đã gạch đầy nhân 5 và cộng thêm các gạch còn lẻ ở ô cuối cùng, tất cả nhân với 10 sẽ ra số cây.
Ví dụ: tính số cây
Có tổng số ô đầy là 12 ô và 2 gạch lẻ
Ta lấy: (12 x 5) + 2 = 62 (gạch)
Lấy: 62 x10 = 620 (cây)
Hoặc có thể tính 2 ô đầy là 100 cây, 12 ô đầy có 600 cây, cộng với 2 gạch là 20 cây. Tổng cộng có 620 cây.
* Trường hợp không tự sản xuất được cây giống.
- Trước khi bốc cây ta nên thống nhất với chủ vườn về tiêu chuẩn cây giống cần mua.
- Chọn 1 vài cây đạt tiêu chuẩn làm mẫu
- Cử người giám sát, kiểm tra chất lượng và số lượng cây giống.
1.3. Vận chuyển và rải cây giống ra lô
Nên vận chuyển cây ra lô đồng thời với thời điểm trồng để đỡ công bảo quản và đảm bảo chất lượng cây giống.
- Dùng xe rùa để vận chuyển cây đến vị trí hố trồng.
Xe rùa để chở cây ra lô
- Cẩn thận đặt cây vào cạnh hố, mỗi hố đặt một cây.
- Nên rải cây giống ở vị trí xa đường trước, vị trí ở gần rải sau, để tránh đi lại ở khu vực đã rải cây rồi hoặc đã trồng rồi sẽ làm hư hỏng cây.
- Nên rải cây vừa đủ trồng trong ngày, không nên rải cây trước nhiều ngày trên vườn.
2. Trồng
2.1. Móc hốc
Móc hốc là tạo 1 lỗ sâu, rộng bằng với kích thước của bầu cây để đặt cây vào đó trồng.
- Đảo đất và phân: dùng cuốc đảo đều đất và phân trong hố.
Đảo đất trong hố
- Xác định vị trí đặt cây
Dùng thước trồng để xác định vị trí đặt cây. Căn cứ vào 2 cọc tiêu đã cắm trước khi đào hố, ta đặt thước trồng sao cho 2 khuyết ở 2 đầu thước trùng với 2 cọc tiêu, vị trí khuyết 1 chính là vị trí hốc trồng cây.
Vị trí trồng cây
- Đánh đấu vị trị đặt cây
- Móc hốc:
Dùng dụng cụ thuổng đơn hoặc thuổng đôi để móc hốc:
Thuổng đơn: nhẹ hơn nhưng khó tạo hốc hơn, nên làm lâu hơn.
Thuổng đơn
Thuổng đôi: nặng hơn nhưng tạo hốc nhanh hơn, hốc vừa với kích thước bầu cây hơn.
Thuổng đôi
Móc hốc
- Kiểm tra kích thước hốc: Đặt thử cây vào hốc xem đã vừa hay chưa, nếu đã vừa với bầu cây thì hốc đã đảm bảo, còn chưa vừa với bầu cây ta móc sâu thêm cho vừa.
Kiểm tra kích thước hố
2.2. Cắt túi bầu
Do bầu đất cây giống Bơ to nên khi loại bỏ túi bầu đòi hỏi cẩn thận và phải đúng quy trình, nếu không bầu dễ bị vỡ, ảnh hưởng đế khả năng phục hồi của cây con sau này.
Các bước loại bỏ túi bầu
- Cắt đáy bầu: cắt phần đáy của túi bầu, vị trí cắt cách đáy bầu 1- 2cm
Cắt đáy túi bầu
- Rạch bầu: dùng dao rạch giấy, rạch dọc bầu từ dưới lên hơn nữa chiều dái bầu.
Rạch bầu
Chú ý: không được bóc hết túi bầu trước rồi mới đặt cây vào hốc trồng. Làm như vậy dễ bị vỡ bầu đất ảnh hưởng đến bộ rễ và khả năng phục hồi sau trồng của cây.
Gỡ bỏ túi bầu trước
2.3. Đặt cây và lấp đất
Tiến hành thao các bước sau:
Bước 1: sau khi cắt túi bầu xong, dùng hai tay bê nguyên túi và bầu đất đặt vào hốc.
Đặt bầu đất vào hố
Bước 2: từ từ, kéo túi bầu ở phía dưới, xé tiếp phần túi phía trên và lấy túi bầu ra khỏi hốc.
Gỡ bỏ túi bầu
Chú ý: không được để nguyên túi bầu trồng xuống hố. Nếu để nguyên túi bầu rễ sẽ khó ăn ra ngoài đất mà chỉ co cụm quanh trong túi bầu, đến một thời gian sau (1 vài năm) túi bầu hết dinh dưỡng cây còi cọc dần và chết.
Đặt nguyên túi bầu vào hốc
Bước 3: cho đất vào hơn nữa hốc rồi nện chặt phần đất đã lấp
Lấp 1 phần đất vào hố
Bước 4: tiếp tục lấp đất cho đến khi đất phủ hết mặt bầu, ta nén chặt đất quanh bầu
Đất đã lấp hết mặt bầu
Lưu ý:
- Không nên đợi lấp đất đầy hố rồi mới nén chặt, làm như vậy đất xung quanh bầu cây không được chặt, một thời gian sau do tưới hoặc mưa làm cho đất sụt lún, cây dễ bị nghiêng ngã.
- Trong quá trình lấp đất, cần điều chỉnh cho thân cây ở tư thể thắng đứng vuông góc với mặt đất.
Cây Bơ trồng thẳng đứng
3. Chăm sóc sau trồng
3.1. Định vị cây
Chúng ta cần chuẩn bị các vật liệu sau:
- Cây cọc: Thông thường ta nên dùng các vật liệu tre, nứa, gỗ để làm cọc có đường kính 1,5 - 2,0 cm, dài 1,0 - 1,2m.
- Dây buộc: dùng các loại dây mềm như nylon, dây nhựa…
Tuỳ theo kích thước của cây giống, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà có thể chuẩn bị số lượng và kích thước cọc cho thích hợp. Số cọc cần chuẩn bị ít nhất là mỗi cây một cọc, nhiều nhất là gấp 3 lần số cây Bơ trồng.
Ở vùng hay có gió mạnh, về vụ mưa, cây giống to cao thì nên sử dụng 3 cọc cho 1 cây.
Cọc được vót nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 - 50o so với thân cây hoặc đóng thẳng theo thân cây.
Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc không làm ảnh hưởng xấu đến tư thế cây và bộ rễ.
Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây không gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc. Thông thường ta buộc cọc chống cây khoảng 2/3 chiều cao thân cây là vừa.
Cắm cọc giữ cố định cây
Cây được giữ cố định
3.2. Che, tủ gốc và tưới nước
* Tủ gốc:
Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm cho đất, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới, giảm cỏ dại, hạn chế xói mòn đất do mưa, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất.
Tủ gốc bằng thân Ngô
Ngoài ra, khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn chất hữu cơ cải tạo tính chất của đất, cung cấp thêm 1 phần dinh dưỡng cho cây.
Tuy nhiên, cần lưu ý là lớp phủ hữu cơ này cũng là môi trường dễ gây cháy vườn cây; thuận lợi cho mối phát sinh, phát triển. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng trừ khi cần thiết.
Dùng rơm rạ khô, thân, lá cây khô... tủ quanh gốc cây một lớp dày khoảng 5 - 10 cm và cách xa gốc khoảng 10 - 20 cm (khoảng 1 gang tay), rồi lấp lên 1 lớp đất mỏng để chống gió bay và chống cháy.
Tủ gốc bằng rơm rạ
* Che nắng
Nếu sau trồng trời nắng gắt, ta nên che bớt ánh nắng cho cây. Dùng lưới che hoặc cành cây che bớt nắng gắt vào buổi trưa.
Che cây nắng cho cây
* Che gió:
Những vùng có gió mạnh, cũng cần che chắn gió cho cây. Ta có thể tận dụng bao tải, các loại cọc tre, cành cây tạo thành bờ che gió, thông thường gió 1 bên nên ta chỉ che 1 bên gió là được.
Che gió cho cây Bơ
* Tưới nước
Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây nhanh chóng hồi phục.
Tưới lượng nước vừa đủ, nên gắn vòi tưới phun nhỏ vào ống tưới hoặc tưới bằng ô doa để nước dễ ngấm vào đất, không làm xói lỡ và rửa trôi.
Những ngày nắng gắt, ta nên tưới từ ngọn đến gốc để điều hoà thân nhiệt cho cây, cây sẽ phát triển tốt hơn.
Tưới cây sau khi trồng
3.3. Dọn vệ sinh sau trồng
Sau khi hoàn thành công việc trồng và chăm sóc sau trồng, ta thu gom toàn bộ các vật liệu thừa như cọc tiêu, dây buộc, bì nilon, túi bầu và các vật liệu khác đưa ra khỏi vườn.
Công việc này tuy đơn giản nhưng rất cần thiết vừa bảo vệ môi trường vừa làm sạch vườn trồng, tiện cho việc đi lại chăm sóc cây sau này.
-
Kỹ thuật chọn đất và làm đất trồng cây bơ
Nhận biết đất thông qua thực vật, mức độ sinh trưởng của thực vật... chọn được đất trồng Bơ phù hợp Xử lý sạch thực bì, rễ cây và làm đất trước khi trồng
-
Thiết kế vườn trồng và đào hố trồng bơ
Thiết kế vườn cây đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với chế độ canh tác; Đào hố để trồng bơ đúng khoảng cách và kích thước đã chọn...
-
Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ
Chọn loại phân bón lót phù hợp cho bơ, chuẩn bị các loại phân hữu cơ để bón lót đảm bảo chất lượng, bón lót đủ lượng phân và đúng cách...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà