Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng dặm

Cây trồng liên quan: Cây bơ

1. Tác dụng của việc trồng dặm

- Đảm bảo đủ số cây trên đơn vị diện tích.

- Tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

- Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

2. Thời gian trồng dặm

- Thường sau khi trồng mới khoảng 20 - 30 ngày, nên tiến hành kiểm tra vườn Bơ để trồng dặm ngay những cây yếu và cây chết để vườn Bơ đồng đều.

- Không nên trồng dặm muộn, vườn Bơ sẽ phát triển không đồng đều, đến khi thu hoạch có cây đã được thu hoạch còn một số cây chưa được thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, nhất là tiến độ thu hoạch.

- Trồng dặm khi đất đủ ẩm.

3. Xác định số lư ng cây cần trồng dặm

Vị trí cây cần dặm là vị trí bị mất khoảng, không có cây Bơ theo mật độ khi trồng.

Số lượng cây cần dặm chính là tổng số cây bị chết hay bị sâu bệnh hại làm cây không sống được sau khi trồng mới.

Căn cứ vào tỷ lệ cây trồng bị chết, hư hỏng không sống được để xác định lượng cây giống cần trồng dặm.

Ví dụ: Sau khi kiểm tra vườn Bơ, thấy tỷ lệ cây sống chỉ đạt 90% sau trồng, vậy tỷ lệ cây Bơ không sống được là 10%.

Do đó lượng cây giống cần để dặm bổ sung bằng 10% của lượng giống cần trồng cho 1 ha Bơ mật độ 100 cây ha) sẽ là: 100 cây x 10% = 10 cây.

4. Yêu cầu khi trồng dặm

- Chọn cây Bơ giống có 8 - 10 lá, đường kính thân cây đạt 7 - 9mm, cao 50 - 65cm để trồng dặm nhằm giảm sự chênh lệch về sinh trưởng giữa cây trồng dặm và cây đã trồng mới trong vườn Bơ.

Cây giống để trồng dặm

Cây giống để trồng dặm

- Cây Bơ giống để dặm phải cùng loại giống với vườn Bơ đã trồng mới, để tạo sự đồng đều, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Cây giống dự phòng để trồng dặm

Cây giống dự phòng để trồng dặm

- Khi trồng dặm, nên có chế độ chăm sóc kỹ hơn để cây sinh trưởng kịp với cây trồng mới làm cho vườn Bơ đồng đều.

- Khi trồng dặm phải đảm bảo được khoảng cách và mật độ cây trên vườn theo quy định.

- Dặm phải đều, không sót nơi diện tích có cây chết và cây yếu.

5. Kỹ thuật trồng dặm

- Dùng cuốc móc hốc giữa tâm hố sâu bằng kích thước bầu cây giống. Kiểm tra kích thước hốc: Đặt thử cây vào hốc xem đã vừa hay chưa, nếu đã vừa với bầu cây thì hốc đã đảm bảo, còn chưa vừa với bầu cây ta móc sâu thêm cho vừa.

Hố đào trồng dặm Bơ

Hố đào trồng dặm Bơ

- Đảo đất và phân: dùng cuốc đảo đều đất và phân trong hố.

- Cắt túi bầu: Do bầu đất cây giống Bơ to nên khi loại bỏ túi bầu đòi hỏi cẩn thận và phải đúng quy trình, nếu không bầu dễ bị vỡ, ảnh hưởng đế khả năng phục hồi của cây con sau này.

Bầu cây giống đã cắt

Bầu cây giống đã cắt

- Đặt cây giống vào tâm hố, loại bỏ bì nilon của bầu cây.

- Dùng tay nén chặt đất xung quanh cây trồng dặm.

Đặt cây giống vào tâm hố để trồng dặm

Đặt cây giống vào tâm hố để trồng dặm

- Tưới nước đẫm sau trồng bằng bình ô doa.

Doa tưới nước đẫm sau trồng dặm

Doa tưới nước đẫm sau trồng dặm

- Có chế độ chăm sóc cây trồng dặm chu đáo để sinh trưởng kịp cây trồng mới nhằm tạo vườn Bơ đồng đều.

Thường xuyên kiểm tra bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bơ - Bộ NN&PTNT
Bài liên quan
  • Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ
    Chọn loại phân bón lót phù hợp cho bơ, chuẩn bị các loại phân hữu cơ để bón lót đảm bảo chất lượng, bón lót đủ lượng phân và đúng cách...
  • Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng mới Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng mới
    Chọn được thời điểm trồng mới và trồng dặm cây bơ phù hợp với mùa vụ của địa phương; đưa cây giống ra ruộng trồng an toàn, kịp thời, không vỡ bầu đất, dập, gẫy, cây...
  • Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng xen Kỹ thuật trồng cây bơ - Trồng xen
    Bơ trồng xen đậu, xen lạc... trồng xen là phương pháp trồng trọt theo đó trên cùng một diện tích, người ta trồng hai loại cây trồng cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu...
DMCA.com Protection Status