Kỹ thuật trồng cây bí ngô (bí đỏ) cho năng suất cao

Cây trồng liên quan: Cây Bí xanh

Cây bí ngô hay còn gọi là bí đỏ là loại rau trồng cho ăn quả. Loại rau này tương đối rễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây cho năng suất cao, quả to chắc, ngọt thịt thì cần phải nắm rõ được “kỹ thuật trồng và chăm sóc” cây. Cây bí đỏ cũng có thể trồng với diện tích lớn mang lại nguồn kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên với các khu vườn nhỏ bạn cũng có thể trồng với số lượng để làm thực phẩm hằng ngày cho gia đình. Bài viết dưới đây Camnangcaytrong.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí ngô cho năng suất cao mang lại kinh tế cao cho các hộ gia đình.

1. Thời vụ trồng cây bí ngô

- Cây bí ngô là loại cây rau lấy quả, rất dễ trồng và chăm sóc chính vì vậy cây có thể trồng quanh năm, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây.

2. Tiêu chuẩn chọn giống cây bí ngô

- Bà con có thể chọn các loại hạt giống từ quả già vụ trước làm giống hoặc bạn có thể mua các gói hạt giống bí đỏ đã được qua sử lý và đóng gói bán tại các cửa hàng giống rau uy tín.

- Nếu bạn sử dụng hạt giống từ vụ trước cần chọn cây có quả to, ngọt và già, cây không bị nhiễm sâu bệnh. Chọn các hạt giống to, mập khỏe, rữa sạch để làm giống cho vụ mùa tiếp theo.

3. Kỹ thuật ngâm hạt giống bí ngô

- Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm 30 - 35°C từ 6 - 8 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20 - 25°C trong 1 đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.

4. Kỹ thuật gieo hạt giống bí ngô

- Chuẩn bị đất gieo hạt giống bí đỏ: đất trồng bí ngô không kén đất, chúng có thể sinh trưởng phát tốt trên mọi nền đất khác nhau, từ đất giàu dinh dưỡng đến đất khô cằn sỏi đá.

- Vì vậy, bạn có thể sử dụng đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, trước khi gieo trồng, tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế để tạo thêm chất dinh dưỡng có trong đất.

Gieo hạt giống bí đỏ

Gieo hạt giống bí đỏ 

- Các bước gieo trồng

+ Bước 1: Tạo một lỗ sâu 1cm, sau đó gieo hạt giống đã ủ xuống. Cứ một lỗ, gieo từ 1-2 mầm bí đỏ. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên.

+ Bước 2: Khi gieo xong phun nước ẩm cho đất rồi đặt chậu ươm ở nơi có nắng ấm để thúc đẩy cho hạt giống nảy mầm.

5. Làm đất trồng cây bí ngô

- Để cây đạt năng suất cao cần làm đất kỹ, đất tơi xốp. Nên chọn đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có cấu tượng nhẹ. Vùng trồng bí ngô nên ở những chân ruộng cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát, đặc biệt là đất phù sa ven sông, suối. Độ pH thích hợp từ 6 - 6,5.

- Trước khi trồng cây bí ngô cần chuẩn bị đất trồng trước 10 ngày để cho đất phân hóa các hóa chất vụ trồng trước và sạch sâu bệnh.

- Cày xới đất đều cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.

- Kéo luống với chiều cao khoảng 20-30cm, chiều rộng khoảng 3m, khoảng cách hàng 5-6m, khoảng cách cây 50-80cm.

- Vì bí ngô chịu nước kém nên nếu trồng bí đỏ vào mùa mưa thì nên làm rãnh thật sâu ở giữa hai luống để tạo điều kiện cho nước thoát ra được dễ dàng hơn.

- Sau khi làm đất, bà con bón lót một lượng phân cho đất trồng từ 3 - 7 ngày trước khi trồng cây. Sử dụng: phân chuồng ủ 300kg/360m2 + phân lân lâm thao 15kg/360m2 trộn đều với nhau sau đó bón lót. 

6. Tiến hành trồng cây bí ngô

- Sau 2 tuần gieo có thể mang đến trồng. Tiêu chuẩn: cây khỏe, to, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh, dập nát lá.

Kỹ thuật trồng cây bí đỏ xuống đất

Kỹ thuật trồng cây bí đỏ xuống đất

- Khi trồng cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng tránh làm cây bị gãy, hỏng. 

- Sau khi trồng phải tưới đẫm nước cho chặt gốc, đồng thời sử dụng đất cục để đặt xung quanh giúp cây không bị đổ. 

7. Kỹ thuật chăm sóc cây bí ngô cho năng suất cao

7.1. Tưới tiêu nước cho cây

- Tưới nước cho cây: Tưới nước nhử 3 lần/ngày khi cây con bắt đầu bén rễ. Có thể dùng phân chuồng pha thật loãng tránh làm cây bị mặn mà chết. Khi cây ra từ 3 - 4 lá thật thì tưới nước bình thường.

+ Ngày nắng nóng, độ ẩm thấp thì tưới 2 lần/ngày. Còn nếu trời mát thì tưới khoảng 1 lần/ngày.  

+ Bà con có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh: tưới nước vào rãnh để rễ cây thấm nước từ từ, đồng thời giúp nguồn dinh dưỡng bón cho cây không bị rửa trôi, hạn chế làm tổn thương cho lá cây, hạn chế một số sâu bệnh. 

+ Bà con có thể nhận biết thời điểm cây thiếu nước hoặc cây thừa nước qua một số đặc điểm:

+ Thừa nước: rễ cây mọc nhiều, lá bị vàng, thối và rụng

+ Thiếu nước: Sinh trưởng phát triển kém, lá héo úa, nếu không xử lý kịp thời cây sẽ chết.

- Tiêu nước: Bí ngô chịu nóng khô hạn tốt hơn ngập úng nên bà con cần có hệ thống tiêu nước vào mùa mưa để trán làm cây, quả thị thối gốc thối rễ.

+ Sau khi mưa cần tiêu nước càng nhanh càng tốt. Đồng thời nhặt sạch cỏ, lá già để tạo độ thoáng cho ruộng trồng bí ngô. 

Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

Xem thêm - Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

7.2. Bón phân cho cây bí ngô

- Sau khi trồng được 15 ngày tiến hành bón thúc cho cây

Kỹ thuật bón phân cho 1ha cây bí ngay sau khi gieo trồng như sau:

 

Phân chuồng hoai mục (tấn)

Phân đạm ure (kg)

Phân Super lân (kg)

Phân kali (kg)

Tổng 

5

220 - 260

400 - 450

160 - 180

Bón lót

5

 

400 - 450

 

Bón thúc lần 1

 

50 - 60

 

40 - 50

Bón thúc lần 2

 

60 - 70

 

60

Bón thúc lần 3

 

110 - 130

 

60 - 70

- Lượng phân bón thúc bà con có thể trộn hỗn hợp pha với nước để tưới cho cây bí ngô. Sau khi tưới lượng phân xong cần tưới lại nước để tránh lượng phân đọng lại trên mặt lá làm cháy lá bí và cây dễ bị quang phân không hấp thụ dinh dưỡng.

7.3. Cắt tỉa nhánh ngọn cây bí ngô, tập chung dinh dưỡng nuôi quả

- Khi thân bí đỏ dài khoảng 1m nên tiến hành đắp thêm đất vào thân cây để cây tăng thêm rễ phụ, nhằm đảm bảo cây hấp thu thêm các chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn.

Tỉa bớt nhánh cây để tập chung nuôi quả

Tỉa bớt nhánh cây để tập chung nuôi quả

- Nên để từ 2-4 nhánh khỏe mạnh nhất cây để giúp bí đỏ tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa bớt các lá bí bị vàng úa ở chân giúp cho bí thông thoáng tránh được nấm và để cho ong bướm dễ ràng tìm hoa hút nhụy tăng tỉ lệ đậu quả.

- Khi bí đỏ ra hoa, bạn tiến hành ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua bước này bởi ong bướm cũng giúp hoa cái được thụ phấn.

7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại cây bí ngô

- Cây bí ngô thường ít gặp các loại sâu bệnh hại trên cây. Để cây phát triển khỏe mạnh, quả to đẹp không bị sâu bệnh hại tấn công cần phải phòng tránh sâu bệnh hại trước khi phát sinh bệnh như dọn sạch cỏ dại: cỏ gấu, cỏ xấu hổ, rau dền rơm, rau chênh, …

- Bí ngô thường bị một số sâu bệnh gây hại như: Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh lở cổ rễ, sâu ăn tạp, bọ trĩ, bọ dưa, sâu vẽ bùa… 

- Khi quan sát thấy có sâu bệnh, bà con cần sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật để phun kịp thời cho cây trồng. 

- Để kiểm soát dịch bệnh cần nhổ bỏ cây nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan.

- Có hệ thống tưới tiêu để hạn chế mầm bệnh. 

8. Thu hoạch và bảo quản bí ngô

- Từ khi trồng đến khi thu hoạch bí ngô trên 65 ngày cây cho quả thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch bí ngô, chọn những quả to, già, vàng vỏ dùng kéo cắt đầu cuống quả.

Thu hoạch bí ngô

Thu hoạch bí ngô

- Sau khi thu quả về nên để lên các dụng cụ phù hợp tránh để xuống đất gây ẩm làm quả bị hỏng và thối quả. Bạn cũng có thể lót lớp bì để xuống dưới rồi để bí ngô lên trên, để nơi thoáng mát bí sẽ để được lâu.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status