Kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản tại nhà
Rau mầm cải ngọt - một loại rau mầm chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Để giúp cho ban đọc hiểu hơn về rau mầm sau đây qua bài viết sẽ cung cấp các thông tin về rau mầm và kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản tại nhà như sau:
1. Rau mầm được hiểu như thế nào?
- Rau mầm là những cây con non mới mọc mầm sống, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển không cần đất. Quá trình nảy mầm của hạt giống đều có lượng chất dinh dưỡng để nuôi cây trong giai đoạn đầu và trước thời kỳ cây ra 2 lá thật.
- Rau mầm chứa nhiều nước, mềm và có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm rau. Do rau mầm phát triển giai đoạn đầu của cây không cần cung cấp dinh dưỡng nên rau mầm đảm bảo an toàn, và đây là ưu tiên số 1 để người tiêu dùng lựa chọn rau sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày.
2. Kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản như thế nào?
Muốn trồng được rau mầm tốt, ngon thì trước khi tiến hành trồng cần chuẩn bị một số công cụ, dụng cụ như sau: chọn hạt giống, khay trồng, giá thể trồng, kéo cắt…Tiếp theo tiến hành theo quy trình sau:
Rau mầm đậu xanh
2.1 Kỹ thuật chọn hạt giống rau
- Sử dụng giống rau có nguồn gốc rõ rang, giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, dinh doanh do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.
- Những lại hạt giống rau đang được sử dụng phổ biến hiện nay để trồng rau mầm như: cải củ trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền, đậu xanh…
Hạt giống rau mầm của đơn vị sản xuất Rạng Đông
2.2 Giá thể trồng rau mầm
- Sử dụng giá thể chuyên dụng trồng rau mầm đang được cung ứng trên thị trường, do các giá thể đó đã được xử lý sạch bệnh, thành phần nhẹ, giàu dinh dưỡng phù hợp nhất đối với trồng rau mầm.
- Nếu không sử dụng giá thể chuyên dụng có thể thay thế bằng xơ dừa. Vì xơ dừa có chứa nhiều dinh dưỡng, sạch bệnh và nhẹ dễ dàng vận chuyển.
2.3 Khay – dụng cụ trồng rau mầm
Khay và kệ đặt rau mầm
- Có thể tận dụng bất cứ vật liệu nào để làm khay đựng giá thể trồng rau, tùy vào điều kiện cụ thể để lựa chọn. Trồng rau mầm không kén dụng cụ, kích thước…
- Các dụng cụ lựa chọn trồng rau mầm đảm bảo phù hợp với bố trí không gian của gia đình. Có thể chọn lựa các loại kệ sắt, kệ gỗ để đặt khay lên và lót thêm bên dưới một lớp giấy, khăn mỏng để sau khi thu hoạch xong thì bạn có thể lấy dễ dàng để thay giá thể mới mà không bị dính vào khay.
2.4 Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống rau mầm
- Tùy theo nhu cầu, mục đích của mỗi người để có thể sử dụng số lượng hạt giống nhiều hay ít theo từng diện tích trồng trên khay.
- Sau khi lựa chọn được hạt giống tiến hành xử lý hạt giống với nước ấm 54oC, trong thời gian từ 2 – 4 giờ tùy theo từng loại giống rau khác nhau.
Loạt hạt giống rau |
Thời gian ngâm hạt giống (giờ) |
Thời gian ủ hạt giống (giờ) |
Các loại giống cả: xà lách, cải xanh, rau dền… |
3 – 5 |
8 - 12 |
Mồng tơi, rau muống |
3 - 5 |
12 - 36 |
Kinh giới, tía tô |
3 - 8 |
12 - 14 |
Cần, hành, hẹ, mùi tàu |
8 - 12 |
12 - 24 |
Mướp, bầu, bí, cà tím, cà chua, dưa leo |
5 - 8 |
12 – 14 |
Đậu bắp |
8 - 12 |
12 - 14 |
Đậu rồng, mướp đắng |
12 - 14 |
24 - 48 |
Trong quá trình ngâm hạt giống cần loại bỏ các hạt lép, hạt sâu bệnh. Sau nghi ngâm xong vớt hạt để ráo mới tiến hành gieo hạt.
Xem thêm < Chitosan (Nanobio - Tech) 90 SL - Vacxin thực vật > |
2.5 Kỹ thuật chuẩn bị khay, giá thể trước khi gieo hạt
Trong quá trình chơ hạt rau mầm ráo nước thì cần chuẩn bị khay và cho giá thể trồng vào với độ dày giá thể trong khay từ 2 – 3 cm và làm cho bề mặt bằng phẳng. Trước khi gieo tiến hành phun nước cho ướt giá thể và tiếp tục trải giấy ăn (giấy thấm) lên trên mặt giá thể và tiến hành tưới ướt lần 2.
2.6 Kỹ thuật gieo hạt rau mầm
Hạt giống được rau mầm được chuẩn bị trước khi gieo
Hạt giống sau khi ủ đã ráo nước, giá thể đã đưa vào khay phun ẩm thì tiến hành gieo hạt. Dùng tay gieo đều hạt giống lên khay với mật độ tùy theo kích vơ hạt giống với lượng trung bình từ 10 gram/ 40 cm2 bề mặt giá thể trên khay.
- Sau khi gieo xong tiến hành tưới phun nhẹ một lần nữa bằng nước sạch. Dùng dụng cụ (bìa cứng) đậy mặt khay trong 2 ngày.
2.7 Kỹ thuật chăm sóc rau mầm sau khi gieo
- Sau khi gieo hạt giống từ 2 – 3 ngày, hạt giống bắt đầu nảy mầm. Dần di chuyển các khay rau mầm ra vị trí có ánh sáng tán xạ để rau mầm phát triển hình thành lá xanh. Chú ý không để ánh sáng chiểu trực tiếp để hạn chế mất nước cây bị chết hoặc không để nước mưa đọng gây úng rau.
- Cần thường xuyên quan sát độ ẩm của giá thể, cần đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 70 – 80 %, nếu thiếu cần dùng vòi phun sương cung cấp độ ẩm ngay, tránh tưới nhiều gây úng rau.
3. Kỹ thuật thu hoạch rau mầm
Thu hoạch rau mầm
- Thời gian trồng rau mầm từ khi gieo đến khi thu hoạch từ 6 – 8 ngày. Dùng két sắc cắt sát gốc rau mầm hoặc có thể nhổ lên rồi dùng két cắt bỏ phần rễ và tửa lại bằng nước sạch là có thể sử dụng được ngay.
- Có thể bảo quản rau mầm sau khi thu hoạch trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 ngày.
4. Một số lưu ý khi trồng rau mầm
- Trồng rau mầm cần chọn nơi để khay rau mầm là nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, nước mưa trực tiếp, gió lùa.
Hộ kinh doanh rau mầm quy mô lớn
- Sau khi gieo hạt 1 – 2 ngày tháo dụng cụ che khay, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.
- Trước khi thu hoạch 1 ngày giảm tưới hoặc ngừng tưới nước tùy vào độ ẩm của giá thể để giảm hàm lượng nước trong rau, giúp cho vận chuyển dễ dàng và tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch
-
Tại Sao Rau Mầm Dễ Gây Ngộ Độc?
Trong nghiên cứu của FDA mới đây, rau mầm nhiễm bẩn vẫn tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Theo đó, đã có 48 vụ ngộ độc liên quan đến...
-
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự nảy mầm của hột và phát triển của cây con
Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự nảy mầm của hột và phát triển của cây con: Gibberillin, xytokinin, ethylen,....
-
Các loại phân bón, hóa chất có khả năng kích chồi, mầm cho cây trồng.
Ví dụ trên cây chè. Sử dụng 6BA với nồng độ: 5ppm phun khi cây được 3-4 lá sẽ cho chồi nhiều, hái không xuể, năng suất và chất lượng chè được cải thiện rất nhiều.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô