Kỹ thuật trồng bí xanh năng suất cao
1. Thời vụ trồng bí xanh
- Đối với các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên: Vụ Đông Xuân trồng từ tháng 12 đến đầu tháng 3, tốt nhất từ 1/12 đến 15/12; Vụ Thu trồng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, tốt nhất từ 20/8 đến 10/5.
- Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ: Vụ Đông Xuân gieo tháng 12 đến tháng 1, trồng từ tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch tháng 5 đến tháng 6; Vụ Thu Đông gieo tháng 7 đến tháng 8, trồng tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2.
2. Kỹ thuật trồng bí xanh năng suất cao
2.1 Kỹ thuật làm đất trồng bí xanh
- Đất trồng bí phải có tầng canh tác dày, tơi xốp, độ pH từ 6,5-7,0. Nếu pH < 6 phải bón vôi cải tạo đất trước khi tiến hành trồng.
- Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhiều dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu.
- Tiến hành cày bừa làm kỹ đất. Đất cần được phơi ai, lên luống để trồng. Tùy theo từng phương pháp trồng mà ta có các cách lên luống khác nhau.
2.2 Kỹ thuật ngâm ủ hạt bí trước khi gieo
Trước khi ngâm đem hạt phơi nắng nhẹ trong vài giờ, rồi đem ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 5-6 giờ, đãi sạch nước chua. Dùng vải xô ủ kín ở nhiệt độ 28-32oC, khoảng 1-2 ngày thì hạt nứt nanh, đem gieo.
2.3 Kỹ thuật gieo hạt bí xanh
- Lượng hạt cần gieo cho 500m2 là 50-70 gram (nếu dụng hạt lai F1 từ 15-20 gra/500 m2).
- Gieo hạt trên luống, phủ hạt bằng lớp đất bột mỏng, không nên phủ quá dày vì hạt không đội lên được.
- Khi cây mọc được 7-8 ngày (2 lá mầm) có thể sang bầu, kích thước bầu 7 x 10 cm, để đến khi cây 2-3 lá thật thì đem trồng là tốt nhất, bầu to 10-15 cm có thể để đến 4-5 lá thật mới đưa ra trồng.
- Trồng bầu để tranh thủ thời gian và dễ chăm sóc cây con. Đất làm bầu là hỗn hợp đất bột kết hợp với phân chuống mục theo tỷ lệ 1:1.
2.4 Khoảng cách và mật độ trồng bí xanh
- Nếu làm giàn, làm luống rộng hoảng 1,5 m, rãnh rộng khoảng 0,3 m. Hàng cách hàng 0,9 m, cây cách cây 0,5 m.
- Nếu để cây bò trên đất, mặt luống rộng 3,5 – 4 m, luống cao 25 – 30 cm tùy thuộc vào thời vụ, trồng 2 hàng: Hàng cách hàng 2,5 – 3 m, cây cách cây từ 0,4 – 0,45 m. Với luống đơn, mặt luống rộng khoảng 2,5 m, trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây 0,4 m.
- Vụ Thu Đông, mật độ trồng 950 cây/500 m2, vụ Xuân mật độ trồng 1.200 cây/ 500 m 2.
* Lưu ý: Nếu trồng bí bò cần có rơm rạ, … phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả.
2.5 Kỹ thuật bón phân cho cây bí xanh
- Câu bí xanh hút nhiều nhất là kali, thứ đến là đạm, ít nhất là lân.
- Canxi có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của cây, cải thiện chất lượng quả, thịt quả rắn chắc, tăng khả năng bảo quản và vận chuyển.
* Liều lượng phân bón tính cho 500 m2:
- Phân hữu cơ hoai mục: 1 tấn + Đạm ure: 12-14 kg + Lân super: 16-18 kg + Kali: 10-12 kg.
Lưu ý:
+ Đất chua (pH < 5) bón thêm 20 – 25 kg vôi /500 m2 khi bừa ngả.
+ Nếu dùng phân tổng hợp NPK có thể dùng lượng 40 - 60 kg phân tổng hợp NPK chuyên dùng bón lót.Trong điều kiện có thể, thời gian đầu nên tưới nước phân cho cây.
* Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.
+ Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò, hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn (sau khi mọc 30-35 ngày), bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.
+ Bón thúc lần 2: Sauk hi cây đậu quả rộ (sau thúc lần 1: 15 – 25 ngày), bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.
+ Số lượng còn lại hòa với nước tưới hoặc nước phân chuồng hoai mục, pha loãng tưới cho cây. Có thể tưới bổ sung NPK hàm lượng cao, nồng độ loãng cho cây nếu cây sinh trưởng kém. Giai đoạn đậu quả bón bổ sung phân NPK chuyên dùng cho đậu hoa đậu quả để nâng cao năng suất và chất lượng quả.
2.6 Chăm sóc
- Trồng dặm: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
- Khi bón thúc phân kết hợp với vun nhẹ vào gốc.
* Đối với bí không làm giàn:
Xới xáo toàn bộ mặt luống, làm sạch ỏ rồi trải rạ. Khi cây bí dài 0,5 m dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn (dùng đất đắp lên đốt) để tranh thủ ra rễ bất định, tăng khả năng chất dinh dưỡng nuôi quả sau này. Mỗi lần bón phân phải kết hợp vét rãnh bồi luống, phủ rễ bằng rơm rạ.
* Đối với bí làm giàn:
Khi cây bí bắt đầu vươn dài thì kịp thời bắt ngọn vươn theo cùng một hướng trên mặt luống và cứ 2-3 đốt lại đắt đất một lần để tăng thêm rễ phụ, Khi dây bí được 12-15 lá thì bắt đầu cắm giàn.
+ Dùng tre, dọc để làm giàn. Có thể làm gian mái bằng, giàn hình khum hoặc hình mái nhà. Những gia đình có điều kiện, sau khi làm khuyng chắc chắn dùng dây thép hoặc lưới nilong chuyên dùng để căng giàn.
+ Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây bí phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp gian thông thoáng, giảm sâu bệnh hại. Khi cây có quả phải thả thong quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.
- Chú ý: Buộc dây ở phí dướ nách lá, bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Đặt cho cuống quả nằm đúng chỗ giao nhau của hai cây dóc hoặc dây thép để khi quả lớn không lam xô dây tụt giàn. Cần chú ý khi quả lớn phải buộc dây cuống lên đỉnh giàn.
- Để tăng khả năng đậu quả và chống rụng quả sinh lý nên phun phân bón qua lá kích thích ra hoa từ khi dây bí dài 1 m đến khi thu quả lần đầu, khoảng 7-10 ngày/lần, với biện pháp kỹ thuật này có thể tạo cho năng suất bí xanh tăng thêm 50-70% so với trồng thông thường.
2.7 Kỹ thuật tưới nước cho bí xanh
- Bí xanh là cây có sinh khối lớn vì vậy cần nhiều nước để sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao. Nên chú ý cung cấp đủ nước trong suốt quả trình sinh trưởng của cây.
- Nước tưới dùng nước sạch như nước giếng khoan, ao hồ, sông ngòi… để đảm bảo sản phẩm an toàn.
- Ở giai đoạn đầu cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Thời kỳ ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển đầy đủ. Nếu thiếu nước cây phát triển kém, sâu bệnh hại phát triển gây thiệt hại năng suất. Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.
- Từ cây con đến ra hoa, bí cần độ ẩm 60 – 70 %. Từ ra hoa đến kết quả cần độ ẩm 70 – 80 %.
- Tưới rãnh hoặc tưới phun, có thể 3 – 5 ngày tưới một lần tùy mùa vụ điều chỉnh cho hợp lý.
2.8 Kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho cây bí xanh nâng cao năng suất
- Do nhiều nguyên nhân, thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thời tiết khí hậu … có lúc hoa đực tỷ lệ thấm và nở không cùng thời điểm với hoa cái hoặc hoa nở rộ trong thời điểm ít côn trùng hoạt động. Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả bí cần phải thụ phấn nhân tạo bổ sung cho bí.
- Các loại hoa đực, hoa cái thường nở rộ vào khoảng 7 – 8 giờ sáng đối với vụ Xuân Hè và 9 – 10 giờ vụ Thu Đông, đây là những thời điểm thụ phấn bổ sung tốt nhất. Vào lúc thời tiết thuận lợi khô rác, tiến hành thụ phấn nhân tạo cho bí. Chọn những hoa cái hoàng chỉnh, thụy hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhụy, cánh hoa không bị sâu, bệnh hại và ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn. Lấy hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhụy đực phân thùy có bao phấn to màu vàng sáng ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.
- Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5 cm, cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhụy có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhụy của hoa đực vào núm nhụy của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhụy hoa cái là đạt yêu cầu.
- Lấy hoa đực ở cây khác chấm lên hoa cái. Không lấy hoa đực cùng cây vì tự thụ sẽ đậu ít. Nên thu hái hoa đực buổi chiều, ủ qua đem, sáng hôm sau thụ phấn.
2.9 Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bí xanh
Xem thêm < Auxin Alpha NAA - Kích thích ra rễ > |
Thành phân sâu hại bí xanh gồm có sâu xám, bọ nhảy, ban miêu đen, sâu róm, sâu đục quả, rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả, bọ xít…* Đối với sâu hại bí xanh:
+ Sâu xám: Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng biện pháp thủ công bắt vào sáng ớm sâu non lẫn dưới cây khi giai đoạn cây 1-3 lá thật. Dùng một số loại thuốc hóa học như: Basudin 50 EC, Shecpain 36EC,…
+ Ban miêu đen: Chỉ tiến hành phòng trừ khi bọ trưởng thành tập trung với mật độ vao và gây hại rõ rệt. sử dụng một số loại thuốc phòng trừ theo khuyến cáo.
+ Sâu róm nâu: Phòng trừ khi mật độ sâu gây hại đến năng suất. Dùng một số thuốc như Sherpa, Decis, Drazinon,…
+ Sâu xanh: Dùng thuốc như Match, Cyperan…
+ Sâu khoang: Khuyến cáo đặt bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt để bắt bướm trưởng thành. Có thể dùng một số thuốc hóa học như Sherpa, Polytrin,…
* Đối với bệnh hại:
+ Bệnh phân trắng: Phòng trừ bằng cách thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoach, chăm bón đúng kỹ thuật, phun thuốc khi phát hiện bệnh bằng các thuốc như Zineb.
+ Bệnh héo rũ: Tiến hành luân canh cây trồng để tiêu diện nguồn bệnh, sử dụng các biện pháp sinh học như dùng nấm đối kháng Trichoderma…
+ Bệnh sương mai: Khi phát hiện bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: Antraclo 70WP, Topsin-M 70Wp, …
+ Bệnh Hoa lá: Nhổ bỏ, thu gom tiêu hủy các cây bị bệnh; sử dụng giống sạch bệnh.
- Ngoài các loại sâu bệnh trên, bí xanh còn bị các loại sâu bệnh khác phá hoại như: Bệnh hủi, bệnh thán thư, bệnh chết cây non, sâu xanh sọc trắng, bọ trí, dòi đục lá, rệp muội, nhện đỏ…
3. Công tác thu hoạch và bảo quản bí xanh
3.1 Thu hoạch
- Quyết định thời gian thu hái quả phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vào đặc điểm của mỗi giống và đặc điểm của tập quán địa phương.
- Dùng làm rau thì thu hái quả còn non (kết hợp với tỉa định quả) và quả trung bình. Thu sớm để cây tập trung nuôi các quả sau.
- Dùng để làm giống, mứt, bánh và bảo quản cần phải thu hái khi quả đã già. Bí xanh quả to, mỗi cây chỉ để một quả, nên khi quả thật gia mới thu. Khi ra quả đậu quả 50 - 60 ngày là có thể thu hoạch được.
- Quả để làm giống và quả để dự trữ phải thu bí giá (3 – 4 tháng sau khi đậu quả ), đó là khi lớp vỏ quả có lớp phấn mốc trắng mới thu.
- Chọn những quả phát triển cân đối, vỏ quả cứng, có lớp phấn trắng phủ lên vỏ, lông trên quả đã rụng, cuống quả teo lại để làm giống và bảo quản. Bí xanh để giống chọn lấy ở cây khỏe, lá nhiều, đốt ngắn, ra quả sớm, chọn quả ở giữa cây. Loại chín sớm chọn quả ở đốt thứ 8 đến đốt thứ 12. Loại chín vừa chọn quả ở đốt thứ 14 – 20. Chọn quả ngay ngắn, hai đầu to bằng nhau, núm quả bé.
3.2 Bảo quản bí xanh
Xếp lên giàn từ 2 – 3 lớp quả hoặc để quả ở những nơi thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ những quả thối.
3.3 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
- Sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, quả bí không bị giập nát, xây xước.
- Hàm lượng nitrat không quá 400 mg/kg sản phẩm tươi. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép.
3.4 Thu hạt và bảo quản hạt giống:
Sauk hi tách, hạt được rửa sạch phơi khô bằng phương pháp thủ công hoặc sấy hạt bằng máy. Nếu khối lượng hạt có thể phơi trên nong, nia,… quá trình phơi hạt hoặc sấy hạt cho tới khi độ ẩm hạt không vượt quá 10% là đạt yêu cầu.
-
Cách trồng và chăm sóc bí ngòi vàng đạt năng suất cực cao
Cây bí ngòi vàng sinh trưởng phát triển mạnh, kháng bệnh tốt, quả suôn đều, chín màu vàng mọng, trái có màu sắc đẹp, hình trụ dài, vỏ bóng láng, kháng bệnh tốt,...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bí đao xanh trái dài lai F1 Java đạt năng suất cao
Bí đao xanh trái dài là loại rau ăn quả rất dễ trồng, sai trái, quả dài và trồng được ở nhiều nơi,...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô