Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con
Sầu riêng là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Để nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng thì khâu chăm sóc phải chu đáo, cẩn thận. Thời gian cây sầu riêng từ 1-3 năm đầu, cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chú ý chăm sóc để cho cây phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con.
1. Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng con
- Sau khi trồng cây sầu riêng nên cắm cọc theo thân chính của cây, có thể che lưới xung quanh cây (che lưới qua đầu cây, để hở 1 ít phần dưới gốc cây) hạn chế gió làm lung lay gốc cây.
- Để cây phát triển khỏe mạnh việc đầu tiên nên làm là cắt tỉa cành, tạo tán cho cây. Tiến hành cắt tỉa các cành lá bị sâu bệnh, các lá già tạo độ thông thoáng cho cây, tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cây.
Cắt tỉa cành tạo tán cây sâu riêng con
2. Lượng nước tưới cần cung cấp cho cây sầu riêng mới trồng
- Trong 6 tháng đầu tiên trồng cây sầu riêng nên cung cấp đầy đủ nước cho cây để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Nên tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây. Khi trời mưa cần chú ý thoát nước cho cây, tránh để tình trạng cây bị ngập úng. Sử dụng rơm rạ che phủ dưới gốc cây để hạn chế tình trạng bốc hơi nước cho cây.
Xem thêm >> Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tưới và tiêu nước cho sầu riêng
3. Nhu cầu phân bón của cây sầu riêng con
- Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho 1 gốc cây: 5kg phân chuồng hoai mục, thời gian 3 tháng bón 1 lần.
- Sau bón phân 2 ngày tiến hành tưới Super Kali Humate cho cây. Liều lượng sử dụng 1g/L nước.
- Khi cây có đọt non cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lựa chọn phân bón NPK 20-20-15. Lượng phân bón cho 1 cây 5-10gr.
- Bổ sung Amino acid, vi lượng cho cây, giúp lá xanh, dày khỏe, tăng khả năng quang hợp của cây. Liều lượng sử dụng Amino acid 1g/L nước, vi lượng 1g/8 L nước.
Xem thêm >> Kỹ thuật bón phân mới nhất cho cây sầu riêng giai đoạn đậu hoa nuôi trái
- Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm kích rễ cho cây: Combo 01- Siêu kích rễ T-ROOT. Liều lượng sử dụng 1ml/5 L nước. Lưu ý nên tưới vào buổi chiều mát.
Xem thêm >> Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế) |
4. Sâu bệnh hại cây sầu riêng con
- Thường xuyên kiểm tra cây để có biện pháp phòng chống sâu bệnh kịp thời. Một số bệnh thường gặp trên cây sầu riêng con: Rầy, rệp…Có thể sử dụng một số thuốc như sau. Lưu ý phun trừ rầy 5-7 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần đến khi lá mở hoàn toàn.
+ Thuốc vi sinh: Sử dụng vi nấm trắng kết hợp với vi nấm xanh. Liều lượng sử dụng vi nấm xanh 1g/L nước+vi nấm trắng 1g/L nước.
+ Thuốc hóa học: Sử dụng các loại thuốc như Selecron 500EC, Bassa 50EC, Overagon 695EC…
Xem thêm >> Sâu bệnh hại Cây sầu riêng
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng Ri-6 cho năng suất cao
Nhắc tới sầu riêng thì không ai là không nhớ tới sầu riêng Ri-6 cơm vàng hạt lép nỗi tiếng tại Việt Nam. Giống sầu này có cơm vàng ươm vô cùng đẹp mắt, hạt lép có vị ngọt và thơm, cơm khô ráo có thể cầm mà không bị dính tay.
-
Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng-Nông dân hỏi Chuyên gia trả lời
Nông dân sầu riêng hỏi-Chuyên gia trả lời? GS.TS Trần Văn Hâu-Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ? Chuyên gia trái cây nghịch mùa-Trần Văn Hâu? Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng?
-
Tỉa bông cho cây sầu riêng nên hay không nên?
Tỉa bông cho cây sầu riêng nên hay không nên? Tỉa bông sầu riêng thời điểm nào là tốt nhất? Cách tỉa bông cho cây sầu riêng chuẩn? Bông này có tỉa không? Nên để bông sầu riêng nào thì tốt?
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà