Kỹ thuật chăm sóc cây chè: Tưới nước, giữ ẩm cho chè
1. Yêu cầu nước tưới của cây chè
- Hãy hái 1kg chè búp tươi, đem sao sấy thành khô ta sẽ thu được bao nhiêu gam chè búp khô. Chắc chắn những người quan tâm đều có thể trả lời được đáp số là 200 - 250 gam. Như vậy, trong búp chè tươi có chứa 75 - 80% nước. Trong búp chè thu hoạch chính vụ, nhất là vụ mưa hàm lượng nước thường cao nhất. Chỉ điều này thôi cũng đủ nói lên nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống, năng suất và chất lượng của cây chè.
- Chất lượng nước tưới cho chè phải là nước sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn VietGAP.
- Nhu cầu lượng nước tưới cho chè thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây còn nhỏ thì lượng nước cần ít, khi cây lớn cho sản lượng búp càng cao thì nhu cầu nước càng cao.
Mương dẫn nước cho chè
- Các vùng trồng chè hiện nay thường rất khó khăn về nguồn nước tưới, cần phải xây dựng các hồ chứa, bể chứa để chủ động nguồn nước cho chè nhất là thời kỳ hạn hán. Khai thác nước mặt ở sông suối hoặc nước ngầm để tưới.
- Bê tông hóa hệ thống kênh mương dẫn nước để sử dụng nước tiết kiệm (Hình 4).
2. Phương pháp tưới nước cho cây chè
- Phương pháp tưới phổ thông hiện nay là tưới rãnh. Nước được dẫn vào từng rạch chè theo hệ thống kênh mương. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ thực hiện được ở những vùng đất thấp, có nguồn nước mặt rồi rào.
- Phương pháp tưới sử dụng vòi phun. Hệ thống tưới này gồm có bể (giếng - nguồn) nước, máy bơm, ống dẫn nước và vòi phun. Ở những nơi có điện thì sử dụng bơm điện, còn nơi xa nguồn điện thì dùng động cơ xăng hoặc dầu. Sử dụng bình phun tay tưới cho diện tích hẹp.
Tưới bằng bình phun tay cho chè
- Một số ít cơ sở có điều kiện tài chính thì có thể trang bị hệ thống giàn tưới kiểu phun mưa hoặc nhỏ giọt với vòi tưới di động hoặc cố định, nhưng đầu tư cao nên giá thành sản phẩm những năm đầu sẽ cao. Hệ thống tưới phun mưa rất thích hợp với cây chè. Tưới nước theo phương thức này là hiệu quả và rất tiết kiệm nước.
Tưới phun mưa cho chè
- Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp mà phân lớn diện tích trồng chè ở nước ta hiện nay chưa có các phương pháp tưới hiện đại mà chủ yếu nhờ vào nước trời. Do vậy, biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho chè hiện nay đang được áp dụng rộng rãi. Nguyên liệu để tủ gốc rất dễ kiếm, có thể là các thân lá cây cỏ dại, có thể là các phụ phẩm nông nghiệp, chất thải công nghiệp chế biến nông sản. Cũng có thể sử dụng các màng phủ nion để giữ ẩm cho chè. Khi sử dụng các vật liệu tủ cần lựa chọn các loại ít hoặc không độc hại cho chè và môi trường.
3. Kỹ thuật tưới nước, giữ ẩm cho cây chè
- Tưới vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và vào thời gian có hạn kéo dài quá 15 ngày.
- Xác định thời điểm tưới nước:
+ Căn cứ vào ẩm độ đất là cách xác định thời điểm tưới nước phổ biến hiện nay. Độ ẩm đất thích hợp là 75 - 80%.
+ Có thể dựa vào kinh nghiệm, quan sát thấy lớp đất mặt chuyển màu sắc từ màu đậm sang nhạt để tiến hành tưới nước kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng cây thiếu nước có biểu hiện héo.
- Sử dụng các phương tiện tưới nước tùy theo điều kiện cụ thể.
- Thường tưới nước kết hợp với bón phân thúc để tăng hiệu quả phân bón.
- Lượng nước tưới tăng dần theo sản lượng búp thu hoạch được. Tránh lãng phí nước, làm xói mòn hoặc gây kết váng bề mặt đất.
- Kết hợp giữa tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cho chè.
-
Chăm sóc vườn cây chè mẹ
Quy trình chăm sóc vườn cây chè mẹ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, thực hiện được các bước chăm sóc vườn cây chè mẹ (Kỹ thuật nuôi hom, bón phân cho vườn chè nuôi hom...)
-
Kỹ thuật nhân giống chè bằng giâm cành
Đặc điểm phương pháp nhân giống chè bằng cành, quy trình thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lựa chọn được giống, đất, địa điểm làm vườn giâm cành phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng...
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè
Nhu cầu phân bón của cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau, lựa chọn được loại phân bón thích hợp để bón cho chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của chè...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô