Kỹ thuật chăm sóc cây cam giai đoạn mang quả đến khi thu hoạch
Giai đoạn cây cam mang quả đến khi thu hoạch là giai đoạn cây phát triển mạnh, khả năng vận chuyển đường bột trong quả tăng, và kích thích sự hình thành sắc tố vỏ quả làm cho quả đẹp. Vì vậy bà con cần chú ý đến một số biện pháp kỹ thuật sau: cắt tỉa, tạo tán, tưới tiêu nước, làm cỏ, bón phân và quản lý một số sâu bệnh hại chính.
1. Cắt tỉa tạo tán cho cây cam
- Đối với biện pháp cắt tỉa, tạo tán cho cây nên thực hiện sau khi thu hoạch là biện pháp chính cần thiết cho cây. Biện pháp cắt tỉa tạo tán sau thu hoạch được thực hiện vào mùa đông, làm cho cây thông thoáng, cây phát triển vào năm sau.
- Đối với giai đoạn cây đang phát triển quả bà con cũng cần quan tâm đến quá trình cắt tỉa tạo tán cho cây. Loại bỏ những cành sâu bệnh hại đã bị hư hỏng, hạ những tán có chứa những cành lộc trên cao để cây tập chung dinh dưỡng để nuôi quả.
- Việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây được thực hiện liên tục hàng tháng, hàng quý nhằm tạo cho cây sức bật mầm mới, sự thông thoáng và hạn chế sâu bệnh hại cho cây.
- Kỹ thuật cắt tỉa: Việc cắt tỉa cành được thực hiện vào những ngày khô ráo, thông thoáng, không được cắt vào những ngày trời mưa khiến cây dễ lây lan bệnh từ cây này sang cây khác qua vết cắt. Thực hiện cắt cành phải dứt khoát, vết cắt phải nhẵn, không được để vết cắt bị dập. Sau khi cắt xong bà con sử dụng nước vôi trong bôi vào các vết cắt, để cho các bào tử nấm không xâm nhiễm vào vết cắt, đặc biệt là các loại côn trùng không đẻ trứng vào các vết cắt.
2. Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây cam
- Cây cần nước vào những ngày mùa khô, nắng nóng ít mưa, lúc này bà con cần bổ sung thêm nước cho cây, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Bà con có thể kiểm tra độ ẩm cho cây bằng cách nhấn ngón tay xuống đất gần gốc cây, nếu có thể nhấn xuống được là đất đủ ẩm. Bạn cũng có thể bốc một nắm đất lên tay, nắm đất không bị vỡ, không rỉ nước là cây đã đạt đủ độ ẩm cho cây. Độ ẩm cho vườn cam thích hợp nhất khi cây đang mang quả là 60-70%.
Xem thêm - Cytokinin CPPU KT-30 (Tăng kích thước trái cây) Forchlorfenuron |
- Trong giai đoạn mùa mưa bà con cần lưu ý đến việc tiêu nước cho cây trồng. Lúc này bà con cần khơi mương thoát nước, làm sao không được để nước đọng trong vườn quá 1-2 ngày, để tránh tình trạng ngập úng. Nếu để nước quá 3 ngày thì bộ rễ tơ trong đất sẽ bị chết và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
3. Dọn vệ sinh làm cỏ cho vườn cam
- Bà con khi chăm sóc cây cam thời kỳ kinh doanh cần hết sức chú ý đến việc làm cỏ, xới xáo và dọn vệ sinh vườn cho cây cam, để tránh được tình trạng cây bị nhiễm sâu bệnh hại.
Làm cỏ dọn vệ sinh cho vườn cam thông thoáng
- Thường xuyên làm cỏ xung quanh theo hình chiếu tán cây kết hợp với việc tủ gốc cho cây bằng rơm dạ, xác thực vật. Việc dọn quả thường xuyên cho cây làm sạch nơi trú ngụ của các loại côn trùng gây hại ảnh hưởng đến năng suất của vườn cam.
4. Kỹ thuật bón phân cho cây cam giai đoạn nuôi quả
4.1. Lượng bón cho cây cam
Năng suất thu được vụ trước (kg/quả/cây) |
Liều lượng |
|||
urê (g/cây/năm) |
Super lân (g/cây/năm) |
KCl (g/cây/năm) |
Phân hữu cơ (kg/cây/năm) |
|
20 |
650 |
1.100 |
380 |
40 |
40 |
1.080 |
1520 |
630 |
70 |
60 |
1300 |
1820 |
700 |
70 |
60 |
1740 |
2.420 |
1.000 |
70 |
120 |
2.170 |
3.030 |
1.250 |
70 |
- Nếu phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao cần rút bớt lượng đạm vô cơ.Chú ý: - Vào mùa hè mưa nhiều, có thể giảm bón đạm hoặc không bón phân.
4.2. Thời kỳ bón phân cho cây cam
Thời gian bón |
Tỷ lệ các loại phân chính(%) |
Ghi chú |
||
N |
P2O5 |
K2O |
||
Bón sau khi thu hoạch quả (cuối tháng 12 đầu tháng 1) |
15 |
100 |
20 |
Bón sâu cùng toàn bộ phân chuồng, hồi phục sức cho cây |
Bón vụ xuân, trước, sau khi lộc xuân xuất hiện (tháng 2 -3) |
40 |
0 |
25 |
Tưới trước khi bón, tăng khả năng ra hoa, đậu quả |
Thời kỳ quả lớn mạnh (tháng 4 - 5) |
0 |
0 |
40 |
Cắt cành vượt, thúc cho quả nhanh lớn, hạn chế rụng quả |
Bón trước khi thu hoạch (tháng 9-11) |
15 |
0 |
25 |
Tăng năng suất, chất lượng quả |
- Thời kỳ quả chín sinh lý yêu cầu dinh dưỡng và nước tưới phải đủ nếu không đáp ứng một số quả bị nứt.
- Bón phân: Bón kali một lần vào đầu tháng 8, 10, 11.
+ Nước phân ngâm: Cá, đậu tương + ngô nghiền ngâm trước 4 - 6 tháng mới được tưới.
+ NPK ngâm trước khi tưới 2 tháng. Liều lượng là 1 nước phân/15 lần nước lã.
- Phân chuồng bón một lần duy nhất sau thu hoạch (cuối tháng 11 đầu tháng 12).
Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất) |
4.3. Phương pháp bón phân cho cây cam
- Bón theo tán cây, cuốc rãnh rộng 30 cm, sâu 10 cm từ mép tán vào trong, phân trộn đều và rắc vào rãnh sau đó lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và tủ lại gốc cùng với tưới nước.
Kỹ thuật bón phân cho cây cam
- Chú ý: Mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón, phun thêm siêu kali.
5. Quản lý sâu bệnh hại trên cây cam
- Trong vườn cam giai đoạn cây cho thu hoạch thường gặp các loại sâu bệnh hại tấn công như: bọ xít trích hút, sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, ruồi vàng đục trái,… để phòng trừ được sâu bệnh trên cây cam bà con cần chú ý đến các kỹ thuật chăm sóc cây cam, dọn dẹp sạch vệ sinh vườn cam, bón phân cho cây đủ và đúng liêu lượng cho cây. Nếu cây bị các loại sâu bệnh hại tấn công quá nặng bà con có thể sử dụng biện pháp hóa học với liều lượng được hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo đủ thời gian cách trước khi cho thu hoạch.
Xem thêm: Sâu bệnh hại cây cam và cách phòng trừ
-
Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam
Mô hình trồng xen ổi trong vườn cam mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây cam. Cụ thể, trong lá ối có chất xua đuổi rầy chổng cách là môi giới truyền bệnh vàng lá Greening.
-
Kỹ thuật chăm sóc vườn cam sau thu hoạch cây nhanh phục hồi
Vườn cam sau thu hoạch cần đưuọc phục hồi nhanh chóng để cây có đủ sức khỏe để cho cây chuẩn bị vụ tới bằng biện pháp cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước,… cho vườn cam của bạn.
-
Cách chăm sóc vườn cam trong mùa mưa lũ và cách khắc phục quả bị nứt
Chăm sóc vườn cam vào mùa mưa lũ không hề khó, bà con cần chú đến kỹ thuật bón phân và tiêu nước cho cây trồng nhanh chóng là giúp cây khỏe mạnh.
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài